HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ TIỆT TRỪ HELICOBACTER PYLORI DỰA THEO SỰ NHẠY CẢM KHÁNG SINH Ở BỆNH NHI VIÊM, LOÉT DẠ DÀY-TÁ TRÀNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori (H. pylori) ở trẻ em hiện nay đạt hiệu quả thấp và đề kháng kháng sinh là nguyên nhân chính gây thất bại điều trị. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả điều trị tiệt trừ H. pylori dựa theo sự nhạy cảm kháng sinh ở bệnh nhi viêm, loét dạ dày-tá tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu thực hiện tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 1/2021-6/2022. Chúng tôi tiến hành nội soi tiêu hóa trên, nuôi cấy H. pylori từ mảnh sinh thiết niêm mạc dạ dày, xác định sự nhaỵ cảm kháng sinh bằng phương pháp Etest và điều trị tiệt trừ dựa theo sự nhạy cảm kháng sinh. Cuối cùng, hiệu quả điều trị tiệt trừ được đánh giá bằng test thở sau điều trị tiệt trừ ít nhất 4 tuần. Kết quả: Trong số 50 bệnh nhi tham gia nghiên cứu, tỷ lệ nam và nữ là 1/1, tuổi trung bình là 10,4±2,3, viêm dạ dày tá tràng chiếm 68% và loét tá tràng chiếm 32%. Có 16% bệnh nhi đã được điều trị tiệt trừ ít nhất một lần và 84% bệnh nhi chưa từng điều trị H. pylori trước đó. Tỷ lệ vi khuẩn H. pylori đề kháng với amoxicillin, clarithromycin, metronidazole, levofloxacin, and tetracycline lần lượt là: 86%, 82%, 76%, 60% và 16%. Điều trị tiệt trừ H. pylori dựa theo sự nhạy cảm kháng sinh đạt hiệu quả cao 84,8% theo PP và 78% theo ITT. Kết luận: Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn H. pylori cao. Điều trị tiệt trừ H. pylori dựa theo sự nhạy cảm kháng sinh đạt hiệu quả cao. Nghiên cứu khuyến cáo rằng, ở khu vực có tỷ lệ H. pylori đề kháng sinh cao, điều trị tiệt trừ nên dựa theo sự nhạy cảm kháng sinh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tiệt trừ, Helicobacter pylori, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Thị Út (2016), Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và kết quả một số phác đồ điều trị viêm, loét dạ dày-tá tràng do Helicobacter pylori kháng kháng sinh ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung ương. Luận án Tiến sĩ Y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương.
3. Butenko T., Jeverica S., Orel R., et al. (2017), Antibacterial resistance and the success of tailored triple therapy in Helicobacter pylori strains isolated from Slovenian children. Helicobacter, 22(5).
4. Eucast (2019), EUCAST Clinical Breakpoint Tables v. 9.0, valid from 2019-01-01, https://www.eucast.org/ast_of_bacteria/previous_versions_of_documents
5. Ikuse T., Aoyagi Y., Obayas N., et al. (2017), Antibiotic Resistance of Helicobacter pylori and Eradication Rate in Japanese Pediatric Patients. Advances in Microbiology.
6. Jones N. L., Koletzko S., Goodman K., et al. (2017), Joint ESPGHAN/NASPGHAN Guidelines for the Management of Helicobacter pylori in Children and Adolescents (Update 2016). J Pediatr Gastroenterol Nutr, 64(6), pp.991-1003.
7. Kotilea K., Mekhael J., Salame A., et al. (2017), Eradication rate of Helicobacter Pylori infection is directly influenced by adherence to therapy in children, Helicobacter, 22(4).
8. Manfredi M., Gaiani F., Kayali S., et al. (2018), How and when investigating and treating Helicobacter pylori infection in children. Acta Biomed, 89(8-s), pp.65-71.
9. Organisation W. G. (2021), World Gastroenterology Organisation Global Guidelines Helicobacter pylori May 2021.
10. Shah S. C., Iyer P. G., Moss S. F., et al. (2021), AGA Clinical Practice Update on the Management of Refractory Helicobacter pylori Infection: Expert Review. Gastroenterology, 160(5), pp.1831-1841.
11. Silva G. M., Silva H. M., Nascimento J., et al. (2018), Helicobacter pylori antimicrobial resistance in a pediatric population. Helicobacter, 23(5), e12528.
12. Van Thieu H., Duc N. M., Nghi B. T. D., et al. (2021), Antimicrobial Resistance and the Successful Eradication of Helicobacter pylori-Induced Gastroduodenal Ulcers in Vietnamese Children. Med Arch, 75(2), pp.112-115.
13. Wu T. S., Hu H. M., Kuo F. C., et al. (2014), Eradication of Helicobacter pylori infection.
Kaohsiung J Med Sci, 30(4), pp.167-172.