TƯƠNG TÁC THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ Ở NGƯỜI CAO TUỔI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN XUẤT HIỆN TƯƠNG TÁC THUỐC TẠI KHOA CÁN BỘ, BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU NĂM 2021-2022

Nguyễn Thị Lệ Nguyên1,, Nguyễn Thắng2, Nguyễn Vân Anh2, Nguyễn Thị Bích Liên2, Nguyễn Thị Tuyết Trinh2, Lưu Lệ Hằng2
1 Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tương tác thuốc (TTT) là vấn đề thường gặp trong điều trị và là một trong những nguyên nhân gia tăng nhập viện của người cao tuổi. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và đặc điểm tương tác thuốc trong điều trị ngoại trú ở người cao tuổi và các yếu tố liên quan đến xuất hiện tương tác thuốc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang trên 517 đơn thuốc điều trị ngoại trú của bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên (từ 4/2021-1/2022). Chọn mẫu phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. Cơ sở đánh giá tương tác thuốc dựa theong cụ tra cứu tương tác thuốc là Drugs.com và Medscape.com. Kết quả: 415/517 đơn có tương tác thuốc trong đó mức nghiêm trọng chiếm 9,3% và trung bình chiếm 71%. Tương tác thuốc ở pha dược lực chiếm 72,62%, pha dược động chiếm 21,59%, không rõ cơ chế chiếm 5,78%. Yếu tố liên quan xuất hiện tương tác thuốc gồm: Về giới tính, tương tác thuốc ở nữ cao hơn so với nam (OR=1,797; 95%CI: 1,008-3,204; p<0,047); với số lượng thuốc (OR=2,203; 95%CI: 1,846-2,629; p<0,001); về số lượng bệnh (OR=1,473; 95%CI: 1,207-1,797; p<0,001); về số lượng nhóm thuốc (OR=1,34; 95%CI: 1,111-1,616; p<0,002) thì nguy cơ gặp tương tác thuốc tăng. Kết luận: Tỷ lệ tương tác thuốc của người cao tuổi tại khoa Cán bộ Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu khá cao. Cần phải có biện pháp can thiệp tập huấn và kết hợp tích hợp công cụ cảnh báo tương tác thuốc khi kê đơn trên phần mềm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế (tái bản 2015), Dược thư Quốc gia Việt Nam, NXB Y học Hà Nội, lần xuất bản thứ 2, tr. 845.
2. Trương Thiện Huỳnh (2020), Nghiên cứu tình hình tương tác thuốc có ý nghĩa lâm sàng trong đơn thuốc điều trị ngoại trú tại Trung tâm Y tế thành phố Vị Thanh năm 2019-2020, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Dương Kiều Oanh (2016), Phân tích tương tác thuốc trên bệnh nhân cao tuổi điều trị tại khoa Nội cán bộ, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Dược Hà Nội.
4. Nguyễn Thủy Trân (2020), Nghiên cứu tình hình sử dụng thuốc và tương tác thuốc trên bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa Nội tổng hợp Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019-2020, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Y Dược Cần Thơ.
5. Fantaye Teka, Gebrehiwot Teklay, Eskindeir Ayalew et al. (2016), Potential drug-drug interactions among elderly patients admitted to medical ward of Ayder Referral Hospital, Northern Ethiopia: a cross sectional study. BMC Research Notes, 9(1), pp.431.
6. Kaloyan D Georgiev, Nadezhda Hvarchanova, Marieta Georgieva et al. (2019), The role of the clinical pharmacist in the prevention of potential drug interactions in geriatric heart failure patients. International Journal of Clinical Pharmacy, 41, pp.1555-1561.
7. Petrini Elisa, Caviglia Gian Paolo, Pellicano Rinaldo et al. (2020), Risk of drug interactions and prescription appropriateness in elderly patients. Irish Journal of Medical Science (1971), volume 189, pp.953-959.
8. Sönnerstam Eva, Sjölander Maria, Lövheim Hugo et al. (2018), Clinically relevant drug-drug interactions among elderly people with dementia. European Journal of Clinical Pharmacology, 74, pp.1351-1360.
9. World Health Organization (2019), Medication Safety in Polypharmacy. World Health Organization, Geneva, Switzerland.
10. Drugs.com, [cited 2021 May 25], Available from URL: https://www.drugs.com/.
11. Medscape.com, [cited 2021 May 25], Available from URL: https://www.Medscape.com/.