THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC HÚT THUỐC LÁ, THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Hút thuốc lá là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trên thế giới. Hiện nay, tình trạng hút thuốc lá ở người trẻ gia tăng nhanh chóng. Việc tìm hiểu về thực trạng và các yếu tố liên quan đến hút thuốc lá ở sinh viên nhóm ngành khoa học sức khỏe vẫn còn hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả thực trạng hút thuốc lá và một số yếu tố liên quan đến tình trạng hút thuốc lá của sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi tự điền trên 1.993 sinh viên Trường Đại học Y dược Cần Thơ từ tháng 3/2023 đến tháng 12/2023. Kết quả: Tỷ lệ hút thuốc chung là 7,7%. Trong đó, tỷ lệ sinh viên nam hút thuốc là 12,2% cao hơn tỷ lệ sinh viên nữ hút thuốc là 4,5%. Phân tích hồi quy đa biến một số yếu tố liên quan đến hút thuốc lá cho thấy các yếu tố như học lực khá so với học lực xuất sắc (OR=0,38, p=0,004); nhóm sinh viên có trên 5 bạn bè xung quanh hút thuốc so với không có bạn bè hút thuốc (OR=5,43, p<0,001); khối ngành Y học dự phòng so với Y đa khoa (OR=0,30, p<0,001); nhóm uống rượu bia so với nhóm không uống rượu bia (OR=3,38, p<0,001) có liên quan đến hành vi hút thuốc lá. Kết luận: Phần lớn sinh viên hút thuốc là nam giới. Nghiên cứu cho thấy mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa hút thuốc lá và các yếu tố như giới tính, bạn bè hút thuốc, tiêu thụ rượu bia, cung cấp những hiểu biết có giá trị cho các biện pháp can thiệp nhằm kiểm soát thuốc lá.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Hút thuốc lá, thuốc lá điện tử, sinh viên, đại học y dược, yếu tố liên quan
Tài liệu tham khảo

2. https://www.who.int/publications/i/item/9789241516204

3. Scherübl.H. Smoking tobacco and cancer risk, Deutsche Medizinische Wochenschrift (1946). 2021.146 (6), 412-417, https://doi.org/10.1055/a-1216-7050.


4. World Health Organization. WHO report on the global tobacco epidemic 2011: warning about the dangers of tobacco. 2011. https://www.who.int/publications/i/item/9789244564264

5. World Health Organization. WHO global report on trends in prevalence of tobacco use 2000– 2025.2021.https://www.who.int/publications/i/item/who-global-report-on-trends-inprevalence-of-tobacco-use-2000-2025-third-edition

6. Nguyễn Thị Quyên, Ma Thu Hòa, Hoàng Minh Nam, Trần Thế Hoàng, Phạm Ngọc Minh và cộng sự. Thực trạng hút thuốc lá của sinh viên Y khoa Trường Đại học Y–Dược Thái Nguyên và một số yếu tố liên quan năm 2023. Tạp chí Y học Dự phòng, 2023.34(1), 142-150 https://doi.org/10.51403/0868-2836/2024/1553


7. Lương Thị Yên. Thực trạng hút thuốc lá, thuốc lá điện tử của sinh viên Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021 và một số yếu tố liên quan. Đại học Quốc Gia Hà Nội. 22 2022.

8. Phạm Tien Nam, Pham Thanh Hung, Nguyen Hanh Hung, Duong Hoang An, Bui Dang The Anh and et al. Prevalence of smoking among health science students in Vietnam in 2018 and associated factors: A cross-sectional study. Health Psychology Open. 2020. 7(2), 2055102920967244, https://doi.org/10.1177/2055102920967.


9. Abdulrahman.K.B.A, Alghamdi.H.A, Alfaleh.R.S, Albishri.W.S, Almusslamani.B.W and et al. Smoking habits among college students at a public University in Riyadh, Saudi Arabia. International Journal of Environmental Research and Public Health. 2022. 19(18),11557, https://doi.org/10.3390/ijerph191811557 .


10. Karim.M, Farah.S, and Parash.T.H. Smoking prevalence, knowledge and attitudes among medical students in Dhaka, Bangladesh. Borneo Journal of Medical Sciences (BJMS).2016. 10 (1), doi: https://doi.org/10.51200/bjms.v10i1.571.


11. Alzahrani.S.H. Levels and factors of knowledge about the related health risks of exposure to secondhand smoke among medical students: A cross-sectional study in Jeddah, Saudi Arabia. Tobacco Induced Diseases. 2020.18, doi: 10.18332/tid/128317


12. Sreeramareddy.C.T, Ramakrishnareddy.N, Rahman.M and Mir.I.A. Prevalence of tobacco use and perceptions of student health professionals about cessation training: results from Global Health Professions Students Survey. BMJ open. 2018. 8(5), 017477, https://doi.org/10.1136/bmjopen-2017-017477.


13. Hassan.M.S, Hossain.M.K, and Khan.H.T. Prevalence and predictors of tobacco smoking among university students in Sylhet Division, Bangladesh. International health. 2019.11(4), 306-313, doi: https://doi.org/10.1093/inthealth/ihy091.


14. Lalithambigai.G, Rao.A, Rajesh.G, Ramya.S, and Pai.B. Predictors of cigarette smoking among young adults in Mangalore, India. Asian Pacific Journal of Cancer Prevention. 2016.17(1), 4550, doi: https://doi.org/10.7314/APJCP.2016.17.1.45.


15. Mahfouz.M.S, Alsanosy.R.M, Gaffar.A.M, and Makeen.A. Tobacco use among university students of Jazan Region: gender differences and associated factors. BioMed Research International, 2014. 2014, doi: https://doi.org/10.1155/2014/279231.


