THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN DỰA VÀO TRƯỜNG HỌC TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2023

Phạm Lê Huyền Trang1,, Nguyễn Tấn Đạt2, Nguyễn Trương Thái Trân3, Phùng Ngọc Hải4
1 Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ
2 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ
4 Đại học Griffith

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vấn đề sức khỏe tâm thần thường bắt đầu từ độ khá sớm ở lứa tuổi học đường. Do đó chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào trường học ngày càng được quan tâm hơn. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng thực hiện chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào trường học tại thành phố Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 320 nhân viên y tế trường học. Thời gian thu thập số liệu từ tháng 11/2023 đến tháng 5/2024 bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Tỷ lệ nhân viên y tế trường học có chuyên môn y khoa là 86,6%. Nhận thức cơ bản liên quan đến sức khỏe tâm thần của nhân viên y tế trường học là 41,3% và có 67,2% nhân viên y tế trường học cho rằng có vai trò hỗ trợ học sinh về các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Bên cạnh đó, tỷ lệ trường học có hoạt động chăm sóc sức khỏe sức khỏe tâm thần cho học sinh chỉ có 28,7% trong đó 44,0% có sự tham gia của nhân viên y tế trường học. Tuy nhiên, tỷ lệ nhân viên y tế trường học được đào tạo để hiểu biết và hỗ trợ sức khỏe tâm thần cho học sinh là 20,6%. Hàng năm, có 40,0% các trường có thực hiện đánh giá sức khỏe tâm thần cho học sinh theo hình thức lồng ghép vào khám sức khỏe đầu năm học lên đến 80,5%. Kết luận: Vai trò của nhân viên y tế trường học chưa được phát huy nhiều. Vì thế, việc bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học là vấn đề cần thiết. Bên cạnh đó, nhà trường cần xây dựng những hoạt động chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn diện hơn cho học sinh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. WHO. Mental health of adolescents. 2021. https://www.who.int/news-room/factsheets/detail/adolescent-mental-health.
2. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số và nhà ở trunh ương. Kết quả tổng điều tra Dân số và Nhà ở thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2019. Nhà xuất bản thống kê. 2019.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định số 354/QĐ-BGDĐT ngày 22/01/2024 ban hành các tài liệu thuộc Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học. 2024.
4. Bahr Weiss, Minh Dang, Lam Trung, et al. A Nationally Representative Epidemiological and Risk Factor Assessment of Child Mental Health in Vietnam. American Psychological Association. 2014. 3(3), 139–153, doi: 10.1037/ipp0000016.
5. Dat Tan Nguyen, Christine Dedding, Tam Thi Pham, et al. Depression, anxiety, and suicidal ideation among Vietnamese secondary school students and proposed solutions: a cross-sectional study. BMC Public Health. 2013. 13(1195), doi: 10.1186/1471-2458-13-1195.
6. Vụ Giáo dục Thể chất. Báo cáo Triển khai Công tác y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và nha học đường năm 2022. 2022.
7. Dat Tan Nguyen, E. Pamela Wright, Tam Thi Pham, Joske Bunders. Role of School Health Ofcers in Mental Health Care for Secondary School Students in Can Tho City, Vietnam. School Mental Health. 2020. 12, 801-811, doi: 10.1007/s12310-020-09386-7.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Cần Thơ. Danh sách các trường từ mẫu giáo mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông của thành phố Cần Thơ năm học 2022 - 2023. 2022.
9. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nghiên cứu toàn diện về các yếu tố liên quan đến trường học ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và sự phát triển toàn diện của trẻ em nam và nữ vị thành niên tại Việt Nam 2022. 2022.
10. Thủ tướng Chính phủ. Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 2/10/2021 phê duyệt Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025. 2021.