ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỚM ĐIỀU TRỊ VỠ GAN DO CHẤN THƯƠNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP BẢO TỒN KHÔNG MỔ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2022-2024

Dương Đình Huy1,, Võ Huỳnh Trang1, Đặng Hồng Quân1, Lâm Hoàng Huấn2, Nguyễn Minh Tiến1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Trong chấn thương bụng kín, vỡ gan là một cấp cứu thường gặp, đứng hàng thứ 2 sau vỡ lách. Nhờ sự phát triển của chụp cắt lớp vi tính, việc phân loại và đánh giá mức độ tổn thương trong vỡ gan được chính xác hơn, tạo cơ sở để quyết định phương pháp bảo tồn không mổ mang lại kết quả điều trị tốt cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị vỡ gan do chấn thương bằng phương pháp bảo tồn không mổ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 54 bệnh nhân (BN) được điều trị chấn thương gan tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ từ tháng 8/2022 đến tháng 3/2024; Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích. Kết quả: 54 bệnh nhân (36 nam chiếm 66,7% và 18 nữ chiếm 33,3%). Tuổi trung bình 35,39±13,31. Nguyên nhân do tai nạn giao thông là chủ yếu chiếm 94,4%. Đa số bệnh nhân vào viện có huyết động ổn định chiếm 96,3%. Về phân độ chấn thương gan trên CLVT theo AAST 2018 có 30 BN độ III chiếm 55,6%, 23 BN độ II chiếm 42,6%, 1 BN độ I chiếm 1,9%. Có tổn thương phối hợp trong bụng chiếm 24,1% chủ yếu là thận chiếm 91,7%. Tỷ lệ bảo tồn không mổ thành công đối với chấn thương gan độ I và II là 100%, riêng độ III chiếm 96,7%. Thời gian nằm viện trung bình là 9,19±4,55 ngày. Kết luận: Điều trị vỡ gan độ I, II, III theo AAST 2018 do chấn thương bằng phương pháp bảo tồn không mổ tại Bệnh viện Đa khoa Trung Ương Cần Thơ đạt kết quả tốt.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Huy Toàn, Lê Anh Xuân, Trần Văn Thông, Phạm Minh Tuấn. Đánh giá kết quả điều trị chấn thương gan bằng phẫu thuật tại bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Tạp chí Ngoại khoa và phẫu thuật nội soi Việt Nam. 2020. 10(5), 12-17, doi: doi.org/10.51199/vjsel.2020.5.9.
2. Lê Anh Xuân, Nguyễn Huy Toàn, Nguyễn Văn Hương. Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn nội khoa vỡ gan trong chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An. Tạp chí Y học lâm sàng Bệnh viện Trung ương Huế. 2019. 53, 22-27.
3. Brooks A, Reilly JJ, Hope C, Navarro A, Naess PA, Gaarder C. Evolution of non-operative management of liver trauma. Trauma Surg Acute Care Open. 2020. 5(1), doi: doi.org/10.1136/tsaco-2020-000551.
4. Nguyễn Văn Quỳnh, Nguyễn Thanh Tâm. Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn vỡ gan do chấn thương bụng kín tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. 2021. 16(DB4), 209-213, doi: doi.org/10.52389/ydls.v16iDB4.969.
5. Lê Văn Lập. Kết quả sớm của xử trí vỡ gan bằng phương pháp chèn gạc được điều trị tại bệnh viện Việt Đức. Đại học Y Hà Nội. 2020. 133.
6. Siddiqui, Nadeem Ahmed et al. Non-operative treatment of hepatic trauma: A changing paradigm: A Six year review of liver trauma patient in a single institute. The Journal of the Pakistan Medical Association. 2020. 70(1), 27-32.
7. Phạm Tiến Biên, Nguyễn Hoàng Diệu, Trịnh Hồng Sơn. Nghiên cứu chẩn đoán chấn thương gan tại một số bệnh viện miền núi phía Bắc. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. 2019. 14, 56-61.
8. Coccolini, F., Coimbra, R., Ordonez, C. et al. Liver trauma: WSES 2020 guidelines. World J Emerg Surg. 2020. 15, 24, doi: doi.org/10.1186/s13017-020-00302-7.
9. Đặng Vĩnh Hiệp. Nghiên cứu giá trị của chụp CLVT trong chẩn đoán và điều trị bảo tồn chấn thương gan. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 501(1), 46-49, doi: doi.org/10.51298/vmj.v501i2.493.