KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ BIỂU MÔ TUYẾN TIỀN LIỆT NGUY CƠ CAO ĐẾN RẤT CAO BẰNG PHƯƠNG PHÁP XẠ TRỊ NGOÀI KẾT HỢP VỚI ỨC CHẾ ANDROGEN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Xạ trị ngoài là phương pháp điều trị hiệu quả tương đương với phẫu thuật triệt căn cắt bỏ tuyến tiền liệt trong ung thư giai đoạn tại chỗ tại vùng. Xạ trị ngoài phối hợp với ức chế androgen đã được chứng minh cải thiện thời gian sống còn ở bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao đến rất cao. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị triệt để ung thư biểu mô tuyến tiền liệt nguy cơ cao đến rất cao bằng phương pháp xạ trị ngoài kết hợp với ức chế androgen tại Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo loạt ca trên 31 bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt điều trị triệt để bằng phương pháp xạ trị ngoài kết hợp với ức chế androgen tại Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ từ tháng 03/2022 đến tháng 03/2024. Xử lí kết quả bằng SPSS 20.0. Kết quả: Tuổi mắc bệnh trung bình là 69,3 ± 7,2 tuổi. Triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất là tiểu khó với tỉ lệ 64,5%. 80,6% bệnh nhân có chỉ số PSA > 20 ng/ml. 58,1% bệnh nhân có điểm GLEASON ≥ 8. Số bệnh nhân có nguy cơ rất cao là 80,6%. Liều xạ trung bình tại tuyến tiền liệt là 72,0 ± 1,0 Gy. Thuốc ức chế Androgen được sử dụng ở 80,6% trường hợp. Biến chứng thường gặp nhất là viêm bàng quang độ 1 chiếm tỉ lệ 61,3%. 54,8% bệnh nhân có biến chứng viêm da độ 1 do tia xạ. Kết luận: Xạ trị ngoài phối hợp với ức chế androgen là một phương pháp điều trị hiệu quả ở bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến nguy cơ cao đến rất cao. Độc tính điều trị chủ yếu ở mức độ nhẹ và vừa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư tiền liệt tuyến, xạ trị ngoài, ức chế androgen
Tài liệu tham khảo
2. Bolla M., Van Tienhoven G., Warde P., Dubois J. B. and Mirimanoff R. O. et al. External irradiation with or without long-term androgen suppression for prostate cancer with high metastatic risk: 10-year results of an EORTC randomised study. Lancet Oncol. 2010. 11(11), 1066-1073, https://doi.org/10.1016/s1470-2045(10)70223-0.
3. Dong V. H., Ngoc M. P., Andy H. Lee, Duong N. T. and Colin W.B. Dietary Carotenoid Intakes and Prostate Cancer Risk: A Case-Control Study from Vietnam. Nutrients. 2018. 10, 70. 1-11, https://doi.org/10.3390/nu10010070.
4. Vũ Xuân Huy. Đánh giá kết quả điều trị ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn IIC-III bằng kỹ thuật xạ trị VMAT tại Bệnh viện K. Trường Đại học Y Hà Nội. 2021. 77.
5. Kuang Y., Wu L., Hirata E., Miyazaki K. and Sato M. et al. Volumetric modulated arc therapy planning for primary prostate cancer with selective intraprostatic boost determined by 18F-
choline PET/CT. Int J Radiat Oncol Biol Phys. 2015. 91(5), 1017-1025, https://doi.org/10.1016/j.ijrobp.2014.12.052.
6. Lê Tuấn Anh, Nguyễn Tri Thức, Nguyễn Thị Minh Huệ, Đinh Lê Thế Vương và Nguyễn Thùy Linh. Kết quả điều trị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn II-IVa bằng xạ trị điều biến liều kết hợp liệu pháp Androgen tại Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Chợ Rẫy. Tạp chí Y Dược Lâm Sàng 108. 2023. Số đặc biệt 5, 88-94, https://doi.org/10.52389/ydls.v18i0.1780.
7. Lê Thị Khánh Tâm. Đánh giá kết quả điều trị nội tiết ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn IV. Trường Đại học Y Hà Nội. 2020. 106.
8. Tsao C. K., Gray K. P., Nakabayashi M., Evan C. and Kantoff P. W. et al. Patients with Biopsy Gleason 9 and 10 Prostate Cancer Have Significantly Worse Outcomes Compared to Patients with Gleason 8 Disease. J Urol. 2015. 194(1), 91-97, https://doi.org/10.1016/j.juro.2015.01.078.
9. Hostova B., Matula P. and Dubinsky P. Prediction of toxicities of prostate cancer radiotherapy. Neoplasma. 2016. 63(1), 163-168, https://doi.org/10.4149/neo_2016_020.