NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG RĂNG CỐI LỚN HÀM DƯỚI CÓ SANG THƯƠNG QUANH CHÓP CÓ CHỈ ĐỊNH NHỔ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CẤY GHÉP IMPLANT TỨC THÌ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Cấy implant nha khoa mang lại chức năng ăn nhai tốt, không tổn thương các răng thật khác, ngăn chặn quá trình tiêu xương diễn ra và thời gian tồn tại trong xương hàm rất lâu. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng răng cối lớn hàm dưới có sang thương quanh chóp có chỉ định nhổ và đánh giá kết quả điều trị cấy ghép implant tức thì. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có can thiệp lâm sàng không nhóm chứng trên 14 răng cối lớn hàm dưới có sang thương quanh chóp có chỉ định nhổ và được điều trị cấy ghép implant tức thì tại Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2023 – 2024. Kết quả: Có 2 vị trí nhổ răng và cấy implant là răng 36 (50%) và răng 46 (50%), kích thước sang thương với chiều dài, rộng và cao trung bình lần lượt là 4,01 ± 2,33 mm, 3,31 ± 1,76 mm và 4,03 ± 2,34 mm. Về kết quả điều trị, lực cài đặt implant trung bình là 34,29 ± 3,31 N/m, tất cả bệnh nhân chỉ có đau nhẹ, tỷ lệ được ghép xương là 93%. Sau 6 tháng đặt implant, mức độ mức tiêu bờ xương cả 2 phía xa và gần quanh cổ implant nhiều hơn thời điểm sau 3 tháng với p=0,021, chỉ số ổn định implant sau 6 tháng cũng cải thiện hơn so với lúc đầu (71,71 ± 1,64 so với 64,36 ± 3,65, p=0,0395), đa phần bệnh nhân có thời gian lành thương trên 6 tháng (71,4%). Kết luận: Tất cả bệnh nhân chỉ có đau nhẹ sau điều trị. Sau 6 tháng đặt implant, mức độ tiêu bờ xương quanh cổ implant nhiều hơn thời điểm sau 3 tháng, chỉ số ổn định implant sau 6 tháng cũng cải thiện hơn so với lúc đầu.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
nhổ răng, răng cối lớn, hàm dưới, implant, sang thương
Tài liệu tham khảo
2. Hakim S.G. Glanz J. Ofer M. Steller D. Sieg P. Correlation of cone beam CT-derived bone density parameters with primary implant stability assessed by peak insertion torque and periotest in the maxilla. J Craniomaxillofac Surg. Mar 2019. 47(3), 461-467, doi:10.1016/j.jcms.2019.01.002.
3. Tufekcioglu S., Delilbasi C., Gurler G., et al. Is 2 mm a safe distance from the inferior alveolar canal to avoid neurosensory complications in implant surgery?, Niger J Clin Pract. 2017. 20(3), 274-277, doi: 10.4103/1119-3077.183240.
4. Aldahlawi S. Nourah D.M. Azab R.Y. et al. Cone-Beam Computed Tomography (CBCT)-Based Assessment of the Alveolar Bone Anatomy of the Maxillary and Mandibular Molars: Implication for Immediate Implant Placement. Cureus. Jul 2023. 15(7), e41608, doi:10.7759/cureus.41608.
5. Ngô Vĩnh Phúc. Trần Tấn Tài. Huỳnh Văn Dương. Đánh giá kết quả cấy ghép nha khoa tức thì sau nhổ răng. Tạp chí Y Dược học-Trường Đại học Y Dược Huế. 2018. 8(6), 196-202.
6. Lê Nguyên Lâm. Nguyễn Nhật Đăng Huân. Đánh giá sự vững ổn của implant sau điều trị implant tức thì phục hồi lại răng cối lớn thứ nhất hàm dưới tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 523(2), doi:https://doi.org/10.51298/vmj.v523i2.4595.
7. De Rouck T. Collys K. Wyn I. Cosyn J. Instant provisionalization of immediate single‐tooth implants is essential to optimize esthetic treatment outcome. Clinical oral implants research. 2009. 20(6), 566-570, doi: 10.1111/j.1600-0501.2008.01674.x.
8. Agostinelli C. Agostinelli A. Berardini M. Trisi P. Anatomical and Radiologic Evaluation of the Dimensions of Upper Molar Alveoli. Implant Dentistry. 2018. 27(2), 171-176, doi:10.1097/id.0000000000000747.
9. Cafiero C. Annibali S. Gherlone E. et al. Immediate transmucosal implant placement in molar extraction sites: a 12-month prospective multicenter cohort study. Clin Oral Implants Res. May 2008. 19(5), 476-82, doi:10.1111/j.1600-0501.2008.01541.x.