MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI ĐẶT MẢNH GHÉP NHÂN TẠO ĐIỀU TRỊ THOÁT VỊ VẾT MỔ THÀNH BỤNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thoát vị vết mổ thành bụng là biến chứng muộn thường gặp nhất của phẫu thuật mở bụng. Ngày nay, nhờ sự ra đời và ứng dụng của mảnh ghép nhân tạo trong điều trị thoát vị mà nhiều kỹ thuật mổ đã được cải tiến và đem lại những kết quả đáng mong đợi, trong đó phải kể đến phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép nhân tạo điều trị thoát vị vết mổ thành bụng. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị thoát vị vết mổ thành bụng bằng phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép nhân tạo. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng trên 32 bệnh nhân được phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị vết mổ thành bụng bằng mảnh ghép nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng 7/2022 đến tháng 4/2024. Kết quả: Tuổi trung bình là 66,2±14,1 tuổi. Tỷ lệ Nam/nữ: 0,6/1. Tiền sử phẫu thuật: 1 lần chiếm tỷ lệ cao nhất với 19 trường hợp (59,4%) và tiền sử mổ mở với 22 trường hợp (68,8%). Chỉ số khối cơ thể trung bình: 21±2,7 kg/m2. Thời gian phẫu thuật trung bình 163±79 phút. Thời gian ăn uống sau mổ trung bình là 1,47±0,11 ngày, đi lại là 1,9±0,15 ngày. Thời gian nằm viện hậu phẫu trung bình là 5,4±2,7 ngày. Biến chứng sau phẫu thuật là 3 trường hợp tụ dịch vết mổ, 1 trường hợp viêm phúc mạc do thủng tạng và 1 trường hợp bỏng do điện (15,6%). Kết luận: Phẫu thuật nội soi đặt mảnh ghép nhân tạo điều trị thoát vị vết mổ là một phương pháp điều trị an toàn, bước đầu mang lại một số kết quả khả quan.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thoát vị vết mổ, phẫu thuật nội soi, mảnh ghép nhân tạo
Tài liệu tham khảo
2. Harji, D., Thomas, C., Antoniou, S. A., Chandraratan, H., Griffiths, B. el al. A systematic review of outcome reporting in incisional hernia surgery. BJS open. 2021. 5(2), zrab006. https://doi.org/10.1093/bjsopen/zrab006.
3. Sanders, D. L., Pawlak, M. M., Simons, M. P., Aufenacker, T., Balla, A. et al, Midline incisional hernia guidelines: the European Hernia Society. Br J Surg. 2023. 110(12), 1732-1768, https://doi.org/10.1093/bjs/znad284.
4. Saiding, Q., Chen, Y., Wang, J., Pereira, C. L., Sarmento, B. et al, Abdominal wall hernia repair: from prosthetic meshes to smart materials. Mater Today Bio. 2023, 21, 100691. https://doi.org/10.1016/j.mtbio.2023.100691.
5. Tống Hải Dương. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả nội soi đặt mảnh ghép nhân tạo trong phúc mạc điều trị thoát vị vết mổ thành bụng tại bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2021. 35-54.
6. Nguyễn Tuấn Anh, Nghiên cứu kết quả trung hạn phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị vết mổ thành bụng, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2023. 17-23.
7. Seyfried, S., Lucas, V., Galata, C., Reißfelder, C., Weiß, C et al. Incisional hernia rate after ileostomy closure in lateral pararectal stoma versus transrectal stoma placement: follow-up of the randomized PATRASTOM trial. Colorectal Dis. 2020. 22(4), 445-451. https://doi.org/10.1111/codi.14887.
8. Asencio, F., Carbó, J., Ferri, R., Peiró, S., Aguiló, J. et al. Laparoscopic Versus Open Incisional Hernia Repair: Long-Term Follow-up Results of a Randomized Clinical Trial. World J Surg. 2021. 45(9), 2734-2741. https://doi.org/10.1007/s00268-021-06164-7.
9. Ahonen-Siirtola, M., Nevala, T., Vironen, J., Kössi, J., Pinta, T. et al. Laparoscopic versus hybrid approach for treatment of incisional ventral hernia: a prospective randomised multicentre study, 1-year results. Surg Endosc. 2020. 34(1), 88-95, https://doi.org/10.1007/s00464-019-06735-9.
10. van Veenendaal, N., Poelman, M., Apers, J., Cense, H., Schreurs, H. et al. The INCH-trial: a multicenter randomized controlled trial comparing short- and long-term outcomes of open and laparoscopic surgery for incisional hernia repair. Surg Endosc. 2023. 37(12), 9147-9158, https://doi.org/10.1007/s00464-023-10446-7.