KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH NỨT HẬU MÔN MẠN TÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP CẮT BÊN CƠ THẮT TRONG KIỂU KÍN TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2020-2022

Trần Minh Tiền1,, Nguyễn Văn Hiên1, Phạm Văn Năng1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nứt hậu môn là bệnh phổ biến thứ ba ở vùng hậu môn trực tràng, gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh và giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh có nhiều phương pháp điều trị. Cắt bên cơ thắt trong kiểu kín là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn và có nhiều ưu điểm. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nứt hậu môn mạn tính bằng phương pháp cắt bên cơ thắt trong kiểu kín tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Những bệnh nhân nứt hậu môn mạn tính được điều trị bằng phương pháp cắt bên cơ thắt trong kiểu kín tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 2020-2022, đây là nghiên cứu tiến cứu và mô tả cắt ngang. Kết quả: Có 34 bệnh nhân được phẫu thuật điều trị nứt hậu môn mạn tính bằng phương pháp cắt bên cơ thắt trong kiểu kín, với độ tuổi trung bình là 32,35±10,9 tuổi (từ 13 đến 55), nam và nữ chiếm 47,1% và 52,9%. Đặc điểm vết nứt: Vị trí chủ yếu 6 giờ (61,8%), 12 giờ (14,7%) và cả 2 vị trí (23,5 %); bờ vết nứt cao (100%); tổn thương kèm theo da thừa (94,1%), nhú phì đại (20,6%); có 26,5% có trĩ và 5,9% polyp hậu môn kèm theo. Đau trước mổ VAS: 5,85±0,8 và sau mổ 1 tuần VAS: 2±0,7 (p< 0,0001). Không có biến chứng nào đáng kể sau mổ, tuy nhiên có 1 trường hợp bí tiểu sau mổ (2,9%). Tất cả bệnh nhân được xuất viện 1 ngày sau mổ. Lành vết nứt sau 4 tuần là 88,2% và sau 8 tuần là 100%, không có trường hợp nào tái phát sau theo dõi 6 tháng. Kết luận: Phẫu thuật cắt bên cơ thắt trong kiểu kín là phương pháp điều trị nứt hậu môn mạn tính an toàn và hiệu quả với ưu điểm giảm đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Hiên (2013), Đánh giá lâm sàng và kết quả điều trị nứt hậu môn mạn tính bằng phương pháp cắt bên cơ thắt trong, luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngoại khoa, Đại học Y Dược Cần Thơ.
2. Nguyễn Đình Hối (2002), Hậu môn trực tràng học, Nhà xuất bản y học, tr.1-21, 107-117.
3. Phạm Văn Năng (2021), Ngoại bệnh lí 1, Nhà xuất bản Đại Học Cần Thơ, Cần Thơ, tr. 221-226.
4. Nguyễn Mạnh Nhâm (2004), Điều trị một số bệnh thông thường vùng hậu môn trực tràng bằng thủ thuật - phẫu thuật, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr. 100-120.
5. A Renzi, L Brusciano, M Pescatori, D Izzo, V Napoletano, et al.(2005),Pneumatic balloon dilatation for chronic anal fissure: a prospective, clinical, endosonographic, and manometric study, Diseases of the colon & rectum, 48(1), pp. 121-126.
6. Courtney M. Townsend (2021), Sabiston: Textbook of Surgery, The Biological Basic of Modern Surgical Practice, 21, Elsevier Inc, pp.1407-1408.
7. G.Baranski, A.Yushuva, J.Park (2016), Comparison of Wound Complications in Open vs Closed Lateral Internal Sphincterotomy for Anal Fissure, Schaeffer Research Day, Lehigh Valley Health Network, Allentown, PA.
8. Georges Bwelle Motto, Yannick Mahamat Ekani Boukar, Guy Aristide Bang, Joseph Cyrille Chopkeng Ngoumfe, Fabrice Tientcheu Tim, et al.(2021),Internal Lateral Sphincterotomy in Yaounde: Comparative Short-Term Results of Open versus Closed Techniques, Surgical Science, 12(11), pp. 374-380.
9. F. Charles Brunicardi, Dana K. Anderson, Timothy R. Billar (2019), Schwartz's Principles of Surgery, 11 McGraw Hill, pp.1262-1264, pp.1313-1314.
10. L Madhushankar,G Sridhar, A Sharath (2021),A comparative study between open and closed lateral internal sphincterotomy using Cataract knife in patients with chronic fissure in ANO, International Journal of Surgery, 5(1), pp 618-622.
11. PA Boland, ME Kelly, NE Donlon, JC Bolger, JO Larkin, et al. (2020), Management options for chronic anal fissure: a systematic review of randomised controlled trials, International Journal of Colorectal Disease, 35(10), pp. 1807-1815.
12. Sameh Hany Emile, Mohamed Anwar Abdel-Razik, Ayman Elshobaky, Samy Abbas Elbaz, Wael Khafagy, et al.(2020),Topical 5% minoxidil versus topical 0.2% glyceryl trinitrate in treatment of chronic anal fissure: A randomized clinical trial, International Journal of Surgery, 75, pp. 152-158.
13. Shalamesh Mohamed Ibrahim (2021),Postoperative Outcome Comparison between Manual Dilatation and Lateral Internal Anal Sphincterotomy in the Treatment of Chronic Anal Fissure, The medical Journal of Cario University, 88, pp.
14. Stanley W Ashley Michael J Zinner (2019), Maingot‘s Abdominal Operation, 13, Mc Graw Hill Medical, pp. 2320-2325, pp.2351-2359.
15. Vivek Gupta, Gabriel Rodrigues, Raghunath Prabhu, Chandni Ravi (2014),Open versus closed lateral internal anal sphincterotomy in the management of chronic anal fissures: a prospective randomized study, Asian journal of surgery, 37(4), pp. 178-183.