TÌNH HÌNH NHIỄM HBV VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở PHỤ NỮ MANG THAI ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI AN GIANG NĂM 2021-2022

Nguyễn Kim Phượng1,, Nguyễn Thị Hải Yến2, Trần Thị Hồng Nhung3, Nguyễn Thị Huệ3, Lê Nhân Trung3, Ngô Ngọc Phương Linh3, Hoàng Thị Lan1, Hồ Xuân Hương1, Dương Anh Linh1
1 Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh An Giang
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Sản Nhi An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Nhiễm HBV ở phụ nữ mang thai tại Việt Nam vẫn còn ở mức cao so với các nước trong khu vực và lây truyền từ mẹ sang con là nguyên nhân chính với khoảng 90% trẻ bị nhiễm HBV từ mẹ sẽ trở thành mạn tính và 20% trẻ sẽ tử vong với các biến chứng xơ gan hay ung thư gan. Việc sàng lọc nhiễm HBV ở phụ nữ mang thai góp phần giảm tỷ lệ mắc và hậu quả nghiêm trọng do HBV gây ra. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm HBV và một số yếu tố liên quan ở phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện Sản Nhi An Giang năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 1725 phụ nữ mang thai đến khám và có sàng lọc nhiễm HBV bằng kỹ thuật test nhanh HBsAg, những phụ nữ mang thai được xác định nhiễm HBV khi HBsAg (+), các yếu tố liên quan được thu thập với bảng câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ nhiễm HBV ở phụ nữ mang thai là 7%. Các yếu tố có liên quan đến tỷ lệ nhiễm HBV là số lần mang thai lần 2 ( p=0,02) và người thân nhiễm HBV (p=0,042). Kết luận: Tỷ lệ nhiễm HBV ở phụ nữ mang thai đến khám tại bệnh viện Sản nhi An Giang vẫn còn cao so với một số nước trong khu vực, cần tầm soát những thai phụ có số lần mang thai từ lần 2 và có người thân nhiễm HBV để giảm gánh nặng bệnh tật về gan do lây truyền từ mẹ sang con.   

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Hữu An, Phạm Văn Chương, Đỗ Huy Sơn (2019), “Tỷ lệ phụ nữ mang thai nhiễm siêu vi viêm gan B (HBsAg dương tính) tại tỉnh Bình Thuận năm 2018”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, 23(5), tr.1-8.
2. Bộ Y tế (2021), Kế hoạch phòng chống bệnh viêm gan vi rút tại Việt Nam, giai đoạn 2021- 2025.
3. Nguyễn Phúc Bửu Long, Lâm Thanh Quang (2021), “Nghiên cứu tình hình nhiễm virus viêm gan B và kiến thức - thái độ của thai phụ về việc tiêm vắc-xin viêm gan B sơ sinh tại bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ năm 2021”, Báo cáo hội nghị khoa học Bệnh viện Phụ sản Cần Thơ.
4. Lê Đình Vĩnh Phúc, Huỳnh Hồng Quang, (2015), “Nghiên cứu tỉ lệ và đặc điểm của nhiễm virus viêm gan B ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ từ 20 đến 35 tuổi tại trung tâmY khoa Medic thành phố Hồ Chí Minh năm 2015”, Truyền nhiễm Việt Nam, số đặc biệt, tr. 28-32.
5. Đào Thị Mỹ Phượng, Võ Minh Tuấn (2016), “Tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B ở thai phụ và các yếu tố liên quan tại tỉnh Bình Dương năm 2015”, Tạp chí phụ sản, 13(4), tr. 20-23.
6. Phạm Ngọc Thanh (2021), Thực trạng một số yếu tố liên quan đến nhiễm vi rút viêm gan B ở người trưởng thành tại khu vực Tây nguyên và hiệu quả can thiệp dự phòng lây nhiễm, Luận án Tiến sĩ, Viện Vệ Sinh Dịch Tễ Trung Ương, Hà Nội.
7. Nguyễn Minh Trung, Trần Thị Lợi (2008), “Tỷ lệ nhiễm siêu vi viêm gan B ở thai phụ tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang”, Tạp chí Y học TP.Hồ Chí Minh, 23(5), tr.1-8.
8. Ngũ Quốc Vĩ, Ngô Hồng Bảo Châu (2018), “Tình hình nhiễm virus viêm gan B (HBV) và một số yếu tố liên quan ở sản phụ đến sinh tại bệnh viện Phụ sản Cần Thơ năm 2015-2016”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 15(4), tr. 117-124.
9. Choisy M, Keomalaphet S, Xaydalasouk K, et al (2017), “Prevalence of Hepatitis B virus infection among pregnant women attending antenatal clinics in Vientiane, Laos, 2008-2015”, Hepatitis Res Treat, 1, pp.1-5.
10. Dan Liu, Yan Liu, et al (2022), “Hepatitis B Infection Among Pregnant Women in China: A Systematic Review and Meta-Analysis”, Frontiers in public health, 10, 879289, pp.1-11.
11. Terrault N. A., Lok A. S. F, McMahon B. J., et al (2018), “Update on Prevention, Diagnosis, and Treatment of Chronic Hepatitis B: AASLD 2018 hepatitis B guidance”, Practice Guidance, 67(4), pp.1560-1590.
12. World Health Organization (2020), “Prevention of mother-to-child transmission of hepatitis B virus: guidelines on antiviral prophylaxis in pregnancy”, World Health Organization , pp.1-36.
13. World Health Organization (2015), Guidelines for the Prevention, Care and Treatment of Persons With Chronic Hepatitis B Infection, pp.5-54.
14. Zhao X., Shi X., Min L. et al. (2021), “Prevalence and factors associated with hepatitis B virus infection among household members: a cross-sectional study in Beijing.”, Human Vaccines & Immunotherapeurics , 17(6), pp. 1818-1824.