NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ỔN ĐỊNH ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN MÔ HÌNH IN-VITRO VÀ IN-VIVO CỦA CAO CHIẾT THÙ LÙ CẠNH (PHYSALIS ANGULATA L.)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thù lù cạnh (Physalis angulata L.) là loài thực vật thường được sử dụng trong y học cổ truyền, phổ biến ở các khu vực nhiệt đới ở Châu Phi, Châu Á và Châu Mỹ. Thù lù cạnh được biết đến như một loại dược liệu với nhiều hợp chất có hoạt tính sinh học như flavonoid, acid phenolic, physalin, Tuy nhiên, hiện nay trong nước vẫn chưa có nhiều nghiên cứu toàn diện về tác dụng dược lý ổn định đường huyết trên loài cây này. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát khả năng ức chế enzym α-glucosidase trên mô hình in-vitro từ cao chiết thù lù cạnh; 2. Khảo sát tác dụng ổn định đường huyết của cao chiết thù lù cạnh trên mô hình in-vivo. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thực hiện khảo sát hoạt tính ức chế enzym α-glucosidase và tác dụng ổn định đường huyết của cao chiết bằng nghiệm pháp dung nạp glucose trên chuột nhắt trắng ICR. Kết quả: Cao chiết lá thù lù cạnh đạt được hiệu suất ức chế enzym α-glucosidase cao nhất là 86,55% tại nồng độ 200μg/mL. Trong mô hình in-vivo, hai lô chuột dùng cao chiết ở hai liều 100mg/kg và 200mg/kg cũng thể hiện được tác dụng giảm rối loạn dung nạp glucose, trong đó liều 200mg/kg cho tác dụng ổn định đường huyết tốt hơn. Kết luận: Cao chiết lá thù lù cạnh có tác dụng ức chế enzym αglucosidase trên mô hình in-vitro, thể hiện được tác dụng ổn định đường huyết trong nghiệm pháp dung nạp glucose trên chuột trên mô hình in-vivo.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Physalis angulata L., enzym α-glucosidase, nghiệm pháp dung nạp glucose
Tài liệu tham khảo
2. Twilley, D., Rademan, S., Lall, N. A review on traditionally used South African medicinal plants, their secondary metabolites and their potential development into anticancer agents. J. Ethnopharmacol. 2020. 261, 113101, https://doi.org/10.1016/j.jep.2020.113101.
3. Rivera, D., Ocampo, Y., Franco, L.A. Physalis angulata calyces modulate macrophage polarization and alleviate chemically induced intestinal inflammation in mice. Biomedicines. 2020. 8, 24, https://doi.org/10.3390/biomedicines8020024.
4. Domingues, L.A., Quaglio, A.E.V., de Almeida Costa, C.A.R., Di Stasi, L.C. Intestinal antiinflammatory activity of Ground Cherry (Physalis angulata L.) standardized CO2 phytopharmaceutical preparation. World J. Gastroenterol. 2017. 23, 4369–4380, https://doi.org/10.3748/wjg.v23.i24.4369.
5. Qinghong, M., Jiajia, F., Zhiguo, L., Xiwen, L., Fangbo, Z., Yanlin, Z., Yi, S., Li, L., Liu, X., Erbing, H. Cytotoxic withanolides from the whole herb of Physalis angulata L. Molecules. 2019. 24, https://doi.org/1608.10.3390/molecules24081608
6. Shangguo, F., Kaixin, Z., Kaili, J., Yuchen, C.,Chuanlan, C., Yanyan, M., Lingyan, W.; Xiaori, Z.; Qicai, Y., Wang, H. Complete chloroplast genomes of four Physalis species (Solanaceae): Lights into genome structure, comparative analysis, and phylogenetic relationships. BMC Plant Biol. 2020, 20, 242, https://doi.org/10.1186/s12870-020-02429-w.
7. Shai, L.J., Magano, S.R., Lebelo, S.L., Mogale, A.M.. Inhibitory effects of five medicinal plants on rat alpha-glucosidase: Comparison with their effects on yeast alpha-glucosidase. Journal of Medicinal Plants Research. 2011. 5: 2863-2867.
8. Poojari, Sateesh, Raju Porika, and Estari Mamidala. Phytochemical analysis and in vitro antidiabetic activities of Physalis angulata fruit extracts. Natl. J. Integr. Res. Med. 2014. 5: 34-38. 9. Chơn, N. M., & Dương, D. D. Ảnh hưởng ức chế của dịch trích cây lồng đèn (Physalis angulata L.) lên hoạt tính của α-amylase và α- glucosidase. Tạp chí Khoa học Đại học cần Thơ. 2019. 55 (CĐ Công nghệ Sinh học), 126-132. https://doi.org/10.22144/ctu.jsi.2019.053.