TÌNH HÌNH RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ TỰ KỶ TỪ 18 ĐẾN 36 THÁNG TUỔI RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG NĂM 2023

Trần Huỳnh Như1, Hồ Thị Thu Hằng2, Nguyễn Tấn Đạt3,
1 Trung tâm Y tế Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long
2 Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn phát triển toàn diện bắt đầu từ giai đoạn trẻ nhỏ, dẫn đến những khuyết tật nghiêm trọng về tâm lý, xã hội và kinh tế. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ và một số yếu tố liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ từ 18 đến 36 tháng tuổi tại tỉnh Vĩnh Long năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp cắt ngang để tính tỷ lệ hiện mắc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ với việc sàng lọc 2.902 trẻ bằng bảng kiểm MCHAT-R, sau đó chẩn đoán xác định  mắc rối loạn phổ tự kỷ theo tiêu chuẩn DSM-5, kết hợp với nghiên cứu bệnh chứng trên 273 trẻ nhằm xác định các yếu tố liên quan đến rối loạn này ở trẻ từ 18-36 tháng tuổi tại tỉnh Vĩnh Long. Kết quả: Tỷ lệ mắc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ trong nghiên cứu là 2,3%. Các yếu tố bao gồm: nhóm tuổi trẻ, giới tính, thứ tự sinh, dân tộc, can thiệp khi sinh, thời gian chuyển dạ, nhóm tuổi và trình độ người chăm sóc có liên quan đến khả năng mắc RLPT ở trẻ, tuy nhiên khi phân tích đa biến, chỉ còn tuổi của trẻ (ORhc=4,34), thứ tự sinh (ORhc=68,89), tuổi người chăm sóc (ORhc=194,45) và thời gian chuyển dạ (ORhc=6,49) cho thấy có mối liên quan.. Kết luận: Các yếu tố như tuổi của trẻ, thứ tự sinh, tuổi của người chăm sóc và thời gian chuyển dạ có liên quan đến nguy cơ mắc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ. Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng cần phát triển các chiến lược can thiệp sớm dựa trên đặc điểm cá nhân và gia đình để nâng cao hiệu quả phòng ngừa và quản lý rối loạn này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lương Hoàng Bảo. Nghiên cứu tình hình rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ từ 16 đến 30 tháng tuổi và đánh giá kết quả thay đổi nhận thức, thái độ của phụ huynh về rối loạn phổ tự kỷ bằng giáo dục truyền thông từ năm 2021 đến năm 2022 tại thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương. Luận văn tốt nghiệp Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2022.
2. Nguyễn Minh Phương. Sàng lọc, chẩn đoán và can thiệp sớm cho trẻ từ 18 đến 36 tháng bị rối loạn phổ tự kỷ tại tỉnh Cà Mau. 2024.
3. Duc Nguyen Tan, Khue Luong Ngoc, Vu Nguyen Thanh Quang, et al. Autism spectrum disorder and associated factors among children aged 24-72 months in Quang Ngai Province. J Med Pharm. 2018. 8, 218–225, DOI: https://www.doi.org/10.34071/jmp.2018.6.29.
4. Lê Thị Vui, Dương Minh Đức. Thực trạng rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em 18 - 30 tháng tuổi và một số yếu tố nguy cơ trước và trong khi sinh tại 3 tỉnh miền Bắc Việt Nam, năm 2017. Tạp Chí Học Dự Phòng. 2021. 31, 82–89, DOI: https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/402.
5. Trần Thiện Thắng, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Văn Thống, et al. Tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ 24 - 72 tháng tuổi bằng tiêu chuẩn DSMM-5. Tạp Chí Nghiên Cứu Học. 2023. 163, 108– 117, DOI:10.52852/tcncyh.v150i2.729.
6. Brennan L, Fein D, Como A, et al. Use of the Modified Checklist for Autism, Revised with Follow up-Albanian to Screen for ASD in Albania. J Autism Dev Disord. 2016. 46, 3392–3407, DOI: 10.1007/s10803-016-2875-5.
7. Ozgur Oner, Kerim M. Munir. Modified Checklist for Autism in Toddlers Revised (MCHATR/F) in an Urban Metropolitan Sample of Young Children in Turkey. J Autism Dev Disord. 2020. 50, 3312–3319. DOI: 10.1007/s10803-019-04160-4.
8. Baduel S, Guillon Q, Afzali MH, et al. The French Version of the Modified-Checklist for Autism in Toddlers (M-CHAT): A Validation Study on a French Sample of 24 Month-Old Children. J Autism Dev Disord. 2017. 47, 297–304, DOI: 10.1007/s10803-016-2950-y.
9. Baxter AJ, Brugha TS, Erskine HE, et al. The epidemiology and global burden of autism spectrum disorders. Psychol Med. 2015. 45,601–613, DOI: 10.1017/S003329171400172X.
10. Narzisi A, Posada M, Barbieri F, et al. Prevalence of Autism Spectrum Disorder in a large Italian catchment area: a school-based population study within the ASDEU project. Epidemiol Psychiatr Sci. 2020. 29:e5, DOI: 10.1017/S2045796018000483.
11. Lê Thị Kim Dung. Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Kết Quả Can Thiệp Trẻ Rối Loạn Phổ Tự Kỷ Từ 24 Tháng Đến 72 Tháng. Luận án Tiến sĩ Y học, Trường Đại học Y-Dược Thái Nguyên. 2021.
12. Alaerts K, Swinnen SP, Wenderoth N. Sex differences in autism: a resting-state fMRI investigation of functional brain connectivity in males and females. Soc Cogn Affect Neurosci. 2016;11:1002–1016.
13. M. Ng, J. G. de Montigny, M. Ofner, et al. Environmental factors associated with autism spectrum disorder: a scoping review for the years 2003-2013. Health Promot Chronic Dis Prev Can Res Policy Pract. 2017. 37, 1–23.
14. Maureen S. Durkin, Matthew J. Maenner, Craig J. Newschaffer, et al. Advanced Parental Age and the Risk of Autism Spectrum Disorder. Am J Epidemiol. 2008. 168,1268–1276, DOI: 10.1111/acps.12666.
15. 15. Neil E. Lamb, Kai Yu, John Shaffer, et al. Association between Maternal Age and Meiotic Recombination for Trisomy 21. Am J Hum Genet. 2005. 76, 91–99. https://doi.org/10.1016/j.ijheh.2019.09.001.