ẢNH HƯỞNG CỦA GIẢM ALBUMIN LÊN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VÀ GIÁ TRỊ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG CỦA ALBUMIN TRÊN BỆNH NHI ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC-CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Võ Văn Thi1,, Phan Minh Nhựt1, Thái Huỳnh Ngọc Trân1, Nguyễn Huỳnh Ái My1, Nguyễn Thúy Duy1, Lê Quốc Huy1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Albumin là loại protein đóng nhiều vai trò trong cơ thể. Albumin dùng để đánh giá mức độ nặng ở những bệnh nhân nguy kịch. Giảm albumin máu là tình trạng rối loạn nội môi thường gặp ở các bệnh nhân nặng. Giảm albumin làm tăng tỷ lệ tử vong, tăng nhu cầu thở máy và tăng thời gian nằm viện. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định mức độ ảnh hưởng của giảm albumin lên kết quả điều trị và tìm ra giá trị tiên lượng tử vong của albumin trên bệnh nhi điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 80 bệnh nhi từ 2 tháng đến 15 tuổi điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 12/2022 đến tháng 12/2023. Kết quả: Tỷ lệ giảm albumin là 57,5%. Nhóm trẻ giảm albumin có tỷ lệ thở máy và sử dụng vận mạch cao hơn nhóm trẻ không có giảm albumin (52,2% so với 29,4% và 58,7% so với 32,4%), có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nhóm trẻ giảm albumin có tỷ lệ nằm khoa Hồi sức tích cực – Chống độc >7 ngày và tỷ lệ tử vong cao hơn so với nhóm trẻ không có giảm albumin (65,2% so với 8,8% và 67,4% so với 23,5%). Khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001. Với AUC=0,725, giá trị albumin có mức tiên lượng trung bình. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán dương và giá trị tiên đoán âm của điểm cắt albumin=3,395 g/dL lần lượt là 56,1%; 89,7%; 85,1% và 66%. Kết luận: Nhóm trẻ giảm albumin có nhu cầu thở máy, sử dụng vận mạch, tỷ lệ nằm khoa Hồi sức tích cực – Chống độc >7 ngày và tỷ lệ tử vong cao hơn nhóm trẻ không có giảm albumin. Albumin có khả năng tiên lượng tử vong mức độ trung bình trên bệnh nhi với điểm cắt là 3,395g/dL.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ward E. S., Gelinas D., Dreesen E., Van S. J., Andersen J. T., et al. Clinical Significance of Serum Albumin and Implications of FcRn Inhibitor Treatment in IgG-Mediated Autoimmune Disorders. Frontiers in immunology. 2022. 892534, doi:10.3389/fimmu.2022.892534.
2. Takrani K. G., Kumbhar S. G. Study of hypoalbuminemia in paediatric intensive care unit admitted children. Int J Contemp Pediatr. 2022. 9(4), 371-375, https://doi.org/10.18203/2349-3291.ijcp20220764.
3. Bekhit O. E., Yousef R. M., Abdelrasol H. A., Mohammed M. A. Serum Albumin Level as a Predictor of Outcome in Patients Admitted to Pediatric Intensive Care Units. Pediatr Emerg Care. 2021. 37(12), 855-860, doi:10.1097/PEC.0000000000002567.
4. El-shamy A. Y., Khattab A. A., Adbel-Aziz A. A. Hypoalbuminemia as a predictor of adverse outcome in critically ill children: a prospective cohort study. Menoufia Medical Journal. 2021. 34(4), 1381, https://doi.org/10.21203/rs.3.rs-430440/v1.
5. Trần Thị Như Ý, Lý Quốc Trung, Nguyễn Hồng Ngân, Hà Thị Thảo Mai, Trần Đỗ Hùng. Đánh giá sự giảm albumin máu trên bệnh viêm phổi ở trẻ em từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi tại bệnh viện sản-nhi Cà Mau năm 2022-2023. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023. 529(1B), doi:10.51298/vmj.v529i1B.6393.
6. Tiwari L.K., Singhi S., Jayashree M., Baranwal A. K., Bansal A. Hypoalbuminemia in critically sick children. Indian J Crit Care Med. 2014. 18(9), 565-569, doi: 10.4103/0972-5229.140143.
7. Azza A. M., Aminah S., Al H., Mohamed F. Rafa. Evaluation of Hypoalbuminemia as a Predictor of Clinical Outcome in Critically Ill Children in Alexandria University Children's Hospital. J Med Sci Clin Res. 2018. 06(01), 32299-32306, doi:10.18535/jmscr/v6i1.139.
8. Steere E. L., Eubank T. A., Cooper M. H., Greenlee S. B., Drake T. C. Impact of Hypoalbuminemia on Ceftriaxone Treatment Failure in Patients With Enterobacterales Bacteremia: A Propensity-Matched, Retrospective Cohort Study. Open Forum Infect Dis. 2023.
10(3), ofad102, doi:10.1093/ofid/ofad102.
9. Lorenzo L., Andrea C., Nicole O., Nicola C., Paolo P. Hypoalbuminemia and clinical adverse events in children with COVID 19. J Med Virol. 2021. 9(3), 2611–2613. doi: 10.1002/jmv.26856.
10. Gema N. Y., Munar L., Muhammad A. The Influence of Albumin Level in Critically Ill Children to Length of Stay and Mortality in Paediatric Intensive Care Unit. Macedonian Journal of Medical Sciences. 2019. 7(20), 3455-3458, https://doi.org/10.3889/oamjms.2019.445.