ĐẶC ĐIỂM HÌNH ẢNH VÀ GIÁ TRỊ CỦA CẮT LỚP VI TÍNH TRONG CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN TẮC RUỘT NON TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022-2024

Tạ Ngọc Nhi1,, Nguyễn Hoàng Anh2, Tô Anh Quân3, Phạm Thị Anh Thư3, Trần Hùng Quốc4
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Bệnh Viện Đa Khoa Thành Phố Cần Thơ
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
4 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tắc ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp, trong đó tắc ruột non xảy ra gấp 3 lần tắc đại tràng. Cắt lớp vi tính đã được xem là phương tiện chẩn đoán hình ảnh chính trong tắc ruột bởi sự nhanh chóng cùng độ chính xác cao. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm hình ảnh tắc ruột non và giá trị của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán nguyên nhân. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thiết kế mô tả cắt ngang tiến cứu, tất cả bệnh nhân có chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có tiêm thuốc cản quang và phẫu thuật với chẩn đoán trên lâm sàng là tắc ruột non tại thành phố Cần Thơ từ tháng 7/2022 đến tháng 3/2024. Kết quả: Nghiên cứu ghi nhận 122 trường hợp tắc ruột non (87 nam và 35 nữ), có độ tuổi từ 16 đến 87. Các nguyên nhân thường gặp nhất là dính, dây chằng và thoát vị nội. Hai dấu hiệu gặp nhiều nhất là quai ruột giãn (100%) và mức nước hơi (91,8%). Các dấu hiệu mỏ chim, dấu hiệu cuộn xoáy, dấu hiệu hình bia chiếm tỉ lệ thấp nhưng góp phần chẩn đoán nguyên nhân. Các nguyên nhân do u, thoát vị ngoại, lồng ruột có độ nhạy, độ đặc hiệu cao là 100%. Các nguyên nhân còn lại có khoảng tin cậy đối với độ đặc hiệu nằm trong khoảng 80 – 100%. Kết luận: Cắt lớp vi tính có giá trị nhất định trong chẩn đoán nguyên nhân tắc ruột non. nhưng vẫn có độ nhạy thấp trong chẩn đoán tắc ruột do một số nguyên nhân như xoắn ruột, dây chằng và dính ruột.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Văn Lình, Phạm Văn Năng. Ngoại cơ sở. Nhà xuất bản đại học Cần Thơ. 2020. 84-92.
2. Silva, A. C., Pimenta, M. và Guimarães, L. S. Small bowel obstruction: what to look for. Radi ographics. 2009. 29(2), 423-39, https://doi.org/10.1148/rg.292085514.
3. Trịnh Văn Tuấn. Bệnh học ngoại khoa. Nhà xuất bản y học. 2020. 67-88.
4. Diamond, M., Lee, J. và LeBedis, C. A. Small Bowel Obstruction and Ischemia. Radiol Clin North Am. 2014. 57(4), 689-703, https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31076026/.
5. Li Z., Zhang L., Liu X., Yuan F., Song B. Diagnostic utility of CT for small bowel obstruction: systematic review and meta-analysis. Radiographics. 2019. 14(12), e0226740, https://doi.org/10.1371/journal.pone.0226740.
6. Barmparas G., Branco BC., Schnüriger B., Lam L., Inaba K., et al. The incidence and risk factors of post-laparotomy adhesive small bowel obstruction. J Gastrointest Surg. 2010. 14(10), 16191628, https://doi.org/10.1007/s11605-010-1189-8.
7. Nguyễn Văn Khánh, Nguyễn Duy Hùng, Lê Thanh Dũng, Nguyễn Quang Anh, Nguyễn Duy Huề. Giá trị của cắt lớp vi tính 16 dãy trong chẩn đoán tắc ruột. Tạp chí Y học Việt Nam. 2019. 481(2), 241-244.
8. Nguyễn Văn Phương. Luận văn nghiên cứu đặc điểm cắt lớp vi tính ở bệnh nhân tắc ruột. Trường Đại học Y dược Huế. 2019. 40.
9. Nguyễn Hoa Huệ, Nguyễn Duy Hùng, Dư Đức Thiện. Giá trị của cắt lớp vi tính đa dãy trong chẩn đoán tắc ruột non. Tạp chí nghiên cứu y học. 2020. 130(6), 91-100.
10. Nguyễn Duy Hùng, Vương Kim Ngân. Đặc điểm hình ảnh và giá trị của cắt lớp vi tính trong chẩn đoán tắc ruột non do thoát vị. Tạp chí y học Việt Nam. 2022. 511(2), 35-39, https://doi.org/10.51298/vmj.v511i2.2107.
11. Atri, M., McGregor, C., McInnes, M.,Power, N., Rahnavardi, K., et al. Multidetector helical CT in the evaluation of acute small bowel obstruction: comparison of non-enhanced (no oral, rectal or IV contrast) and IV enhanced CT. Eur J Radiol. 2009. 71(1), 135-40, https://doi.org/10.1016/j.ejrad.2008.04.011.