NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI TRONG ĐIỀU TRỊ XẸP NHĨ KHU TRÚ TẠI BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG CẦN THƠ NĂM 2022 – 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ngày nay, xẹp nhĩ khu trú ngày càng phổ biến, đặc biệt trên xương chũm đặc ngà và kém thông bào. Phẫu thuật nội soi kết hợp đường xuyên ống tai hay phẫu thuật nội soi mở thượng nhĩ - sào bào đường xuyên ống tai ít xâm lấn hơn phẫu thuật đường sau tai, đảm bảo lấy sạch bệnh tích, rút ngắn thời gian khô tai sau phẫu thuật và tránh tổn thương cấu trúc lành. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân xẹp nhĩ khu trú. 2. Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi trong điều trị xẹp nhĩ khu trú. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu, có can thiệp trên 30 tai xẹp nhĩ khu trú được phẫu thuật nội soi điều trị. Kết quả: Đặc điểm lâm sàng: Nghe kém chiếm 93,3%, ù tai chiếm 70,0%, chảy tai chiếm 66,7%, đau tai chiếm 23,3%, chóng mặt chiếm 6,7%. Cắt lớp vi tính xương thái dương: xương chũm đặc ngà 63%, kém thông bào 37%. Thính lực đồ đơn âm: trung bình ngưỡng nghe đường khí 41,2 ± 12,7dB, trung bình khoảng cách khí - xương 23,7 ± 12,1dB. Trung bình thời gian khô tai sau phẫu thuật: 6 ± 2,4 tuần. Kết luận: Với phẫu thuật nội soi mở thượng nhĩ - sào bào đường xuyên ống tai, chúng ta có thể tiếp cận thượng nhĩ là vùng đầu tiên của bệnh lý. Bên cạnh đó, sự cơ động của kỹ thuật này giúp ta xử trí các giai đoạn khác nhau của xẹp nhĩ khu trú. Phẫu thuật này là phẫu thuật tổn thương tối thiểu nhưng mang lại hiệu quả tối đa.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xẹp nhĩ khu trú, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật nội soi mở thượng nhĩ - sào bào đường xuyên ống tai
Tài liệu tham khảo
2. Lã Qúy Dân, Cao Minh Thành. Tổng quan về các phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa mạn có cholesteatoma. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2022. 521(2), 214-220, https://doi.org/10.51298/vmj.v521i2.4081. 3. Phạm Thanh Thế, Hồ Mạnh Phương, Hồ Lê Hoài Nhân. Đánh giá hiệu quả phẫu thuật nội soi điều trị xẹp nhĩ giai đoạn 4. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 529(1), 55-58, https://doi.org/10.51298/vmj.v529i1.6239.
4. Bae M.R., Kang W.S., Chung J.W. Comparison of the clinical results of attic cholesteatoma treatment: endoscopic versus microscopic ear surgery. Clinical and Experimental Otorhinolaryngology. 2019. 12(2), 156-162, doi:10.21053/ceo.2018.00507.
5. Phạm Thanh Thế, Hồ Lê Hoài Nhân, Phạm Kế Kiên. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi khoét chũm tiệt căn trong điều trị viêm xương chũm mạn tính. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023. 529(1), 198-201, https://doi.org/10.51298/vmj.v529i1.6274.
6. Trần Anh Tuấn. Giá trị của cắt lớp vi tính xương thái dương trong đánh giá màng nhĩ ở bệnh nhân tai xẹp nhĩ. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2021. 500(2), 204-209, https://doi.org/10.51298/vmj.v500i2.393.
7. Shakya D., Nepal A. Transcanal Endoscopic Retrograde Mastoidectomy for Cholesteatoma: A Prospective Study. Ear, Nose & Throat Journal. 2021. 102(6), 269-276, doi:10.1177/01455613211009439.
8. Dispenza F., Mistretta A., Gullo F., Riggio F., Martines F. Surgical Management of Retraction Pockets: Does Mastoidectomy have a Role? International Archives Otorhinolaryngology. 2021. 25(1), e12-e17, doi: 10.1055/s-0040-1709196.