NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG SAI KHỚP CẮN LOẠI I ANGLE Ở BỆNH NHÂN CHỈNH HÌNH RĂNG MẶT TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2022-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Nhu cầu điều trị chỉnh hình răng mặt ngày càng tăng với lý do thẩm mỹ và chức năng càng được xem trọng. Việc đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của sai khớp cắn loại I Angle liên quan đến nhu cầu chỉnh hình rất quan trọng đối với cả bác sĩ và bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân sai khớp cắn loại I Angle tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 31 bệnh nhận với độ tuổi 12-35 tuổi được chẩn đoán sai khớp cắn hạng I Angle. Kết quả: 80,6% bệnh nhân có nét mặt thẳng cân xứng, 71% bệnh nhân có nét mặt nghiêng lồi. Giá trị trung bình của chỉ số PAR và PAR(W) lần lượt là 14,48 và 22,42 điểm. Bệnh nhân có kiểu hình tương quan xương loại II có xương hàm trên nhô, xương hàm dưới lùi, góc mở với giá trị SNA 84,58 ± 2,78 (o), SNB 79,3 ± 3,84 (o) (p<0,05), ANB 5,39 ± 2,42 (o) (p<0,001), SN – GoGn 32,86 ± 6,46 (o) (p<0,001). Răng cửa hàm trên nhô ra trước U1 – NA 6,73 ± 2,19 (mm), răng cửa hàm dưới nhô và nghiêng ra trước L1 – NB 5,49 ± 2,76 (mm) (p<0,001); 31,05 ± 6,34 (o). Kết luận: Sai khớp cắn loại I Angle có tương quan giữa xương hàm trên và hàm dưới thường hài hòa, các sai lệch chỉ do răng hay xương ổ răng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Chỉnh hình răng mặt, sai khớp cắn
Tài liệu tham khảo
2. Alhammadi M. S., et al. Global distribution of malocclusion traits: A systematic review. Dental Press J Orthod. 2018. 23(6), 40.e1-40.e10, https://doi.org/10.1590/2177-6709.23.6.40.e1-10.onl
3. Nguyễn Mỹ Huyền. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị sai lệch khớp cắn loại I Angle ở sinh viên Răng hàm mặt Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2018. 16, 1 – 8.
4. Trương Thị Bích Ngân. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, Xquang sai khớp cắn loại I Angle và đánh giá kết quả gia tốc di chuyển răng nanh hàm trên có kết hợp huyết tương giàu tiểu cầu tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019 – 2021, Tạp chí Y dược học Cần Thơ. 2021, 37, 83 – 90.
5. Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nghiên cứu sự thay đổi hình thái mô cứng, mô mềm của khuôn mặt sau điều trị chỉnh răng lệch lạc khớp cắn Angle I, vẩu xương ổ răng hai hàm có nhổ răng. Đại học Y Hà Nội. 2015. 123.
6. Ardani I, Heswari Danitya, Alida Alida. The correlation between Class I, II, III dental and skeletal malocclusion in ethnic Javanese: A cross sectional study. J Int Oral Health. 2020. 12(3), 248-252, http://dx.doi.org/10.4103/JIOH.JIOH_193_19.
7. Ghafari JG. Centennial inventory. The changing face of orthodontics. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 2015. 148(5), 73–92, doi: 10.1016/j.ajodo.2015.08.011.
8. Kamal AT, Shaikh A, Fida M. Improvement in Peer Assessment Rating scores after nonextraction, premolar extraction, and mandibular incisor extraction treatments in patients with Class I malocclusion. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 2017. 151(4), 685-690, doi:
10.1016/j.ajodo.2016.09.016.
9. Taner L., et al. Peer Assessment Rating (PAR) Index as an Alternative for Orthodontic Treatment Need Decision in Relation to Angle Classification. Turk J Orthod. 2019. 32(1), 1-5, doi: 10.5152/TurkJOrthod.2019.18048
10. Châu Hồng Diễm. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng sai khớp cắn loại I Angle được điều trị chỉnh hình không nhổ răng tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2020 – 2022. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2022. 49, 8 – 16, https://doi.org/10.58490/ctump.2022i49.201.
11. Sfondrini MF, Zampetti P, Luscher G, Gandini P, Gandía-Franco JL, Scribante A. Orthodontic Treatment and Healthcare Goals: Evaluation of Multibrackets Treatment Results Using PAR Index (Peer Assessment Rating). Healthcare. 2020. 8(4),473, https://doi.org/10.3390/healthcare8040473.
12. Trần Tuấn Anh. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái, chỉ số đầu – mặt ở một nhóm người Việt độ tuổi từ 18 – 25 tuổi có khớp cắn bình thường và khuôn mặt hài hòa. Đại học Y Hà Nội. 2017. 109.
13. Soheilifar S., et al. Extraction versus non-extraction orthodontic treatment: Soft tissue profile changes in borderline class I patients. Dent Med Probl. 2020. 57(3), 275-283, doi:
10.17219/dmp/119102.