TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA HỌC SINH TỪ 15 ĐẾN 18 TUỔI TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN LÝ TỰ TRỌNG NĂM 2023

Nguyễn Văn Vương1,, Phạm Trọng Nghĩa1, Ngô Lam Phương1, Nguyễn Thị Kim Thảo1, Nguyễn Hoàng Phương Thy1, Trương Thành Nam1, Nguyễn Lê Ngọc Giàu 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tình trạng dinh dưỡng là kết quả của quá trình ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể. Duy trì tình trạng dinh dưỡng khoa học, lành mạnh giúp cơ thể đạt được trạng thái khỏe mạnh và thỏa mái nhất. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của học sinh từ 15 đến 18 tuổi tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Lý Tự Trọng, thành phố Cần Thơ năm 2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp nghiên cứu cắt ngang được thực hiện trên 400 học sinh từ 15 đến 18 tuổi tại Trường Trung học phổ thông Chuyên Lý Tự Trọng, thành phố Cần Thơ năm 2023. Kết quả: Tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì là 28,50%, tập trung chủ yếu ở khối 12; tỷ lệ học sinh suy dinh dưỡng là 23,50%. Có mối liên quan giữa thừa cân-béo phì với các yếu tố: không ăn bữa sáng (OR=2,532; p=0,012), không ăn bữa phụ buổi tối (OR=0,408; p=0,001), học sinh có kết quả học lực khá (OR=2,485; p=0,025), có hoạt động học thêm (OR=3,239; p=0,012). Trung bình lực bóp cơ tay thuận của học sinh là 29,29±8,58 (kg). Tỷ lệ học sinh có lực bóp cơ tay mức độ tốt là 23%, mức độ không đạt là 58,5%. Kết luận:  Tỷ lệ học sinh thừa cân béo phì và suy dinh dưỡng còn cao. Học sinh nên có các biện pháp thay đổi lối sống để có sức khỏe tốt hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y tế. Công bố kết quả Tổng điểu tra Dinh dưỡng năm 2019-2020. 2021.
https://moh.gov.vn/tin-noi-bat/-/asset_publisher/3Yst7YhbkA5j/content/bo-y-te-cong-bo-ketqua-tong-ieu-tra-dinh-duong-nam-2019-2020.
2. Zeneb W., Kassaye D., Teshome T., and Gashu M. Undernutrition and associated factors among school adolescents in Hageremariam district, Central Ethiopia. BMC Nutrition. 2022. 8(1), 87, doi: 10.1186/s40795-022-00587-8.
3. Jyotia A.L., and Gajanan D.K. Lifestyle and nutritional status of late adolescent in an urban area of Western Maharashtra: cross-sectional study. International Journal of Community Medicine and Public Health. 2020. 7(8), 3027-3032, https://doi.org/10.18203/2394-6040.ijcmph20203373.
4. Ngô Hồng Nhung và Trương Thị Thùy Dương. Thực trạng dinh dưỡng ở học sinh lớp 10 tại trường Trung học phổ thông Gang Thép Thái Nguyên năm 2020. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2021. 502(2), 211-215, https://doi.org/10.51298/vmj.v502i2.665.
5. Nguyễn Thị Thắm, Lê Trần Tuấn Anh, Nguyễn Đức Dương, Hoàng Thị Giang, và Nguyễn Quang Hùng. Thực trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở học sinh một trường Trung học phổ thông tại Hải Phòng năm 2019 – 2020. Tạp Chí Y học Dự phòng. 2021. 31(1), 148–154, https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/50.
6. Trần Đình Toán, Đặng Thị Anh, Cấn Thị Tuyết và Nguyễn Trọng Hưng. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh phổ thông tỉnh Hải Dương (từ 11 đến 18 tuổi), các yếu tố liên quan và giải pháp cải thiện. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường Đại học Thành Đông. 2024. 2(11), 22-34.
7. Nguyễn Hòa, và Trương Thị Thùy Dương. Thực trạng dinh dưỡng ở học sinh Trường Trung học phổ thông Hồng Lĩnh thuộc thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023. 523(1), 195-199, https://doi.org/10.51298/vmj.v523i1.4442.
8. Trương Thị Thu Hường. Tình trạng dinh dưỡng của học sinh 15-18 tuổi ở một số trường Trung học phổ thông tỉnh Điện Biên năm 2020. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2022. 516(2), 245-249, https://doi.org/10.51298/vmj.v516i2.3086.
9. Amo-Setién F.J., Leal-Costa C., Abajas-Bustillo R., González-Lamuño D., and RedondoFiguero C. Factors associated with grip strength among adolescents: An observational study. Journal of Hand Therapy. 2020. 33(1), 96-102, https://doi.org/10.1016/j.jht.2018.10.005.
10. Đỗ Hải Anh, Trịnh Bảo Ngọc, và Nguyễn Quang Dũng. Tình trạng thừa cân, béo phì và một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại 2 quận và 1 huyện thuộc Hà Nội năm 2018. Tạp chí Dinh dưỡng và Thực phẩm. 2022. 18(5+6), 32-41, https://doi.org/10.56283/1859-0381/363.