NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, HÌNH ẢNH CẮT LỚP CHÙM TIA HÌNH NÓN VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT CẮT CHÓP NẠO NANG CÓ TRÁM NGƯỢC BẰNG BIODENTINE VÀ FIBRIN GIÀU TIỂU CẨU Ở VÙNG RĂNG TRƯỚC HÀM TRÊN TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2023-2024

Nguyễn Hạnh Tiên1,2,, Lâm Nhựt Tân2, Hồng Quốc Khanh1
1 Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề:  Biodentine là vật liệu sinh học có nhiều đặc tính cải tiến như khả năng tái khoáng hoá, thúc đẩy hình thành cầu ngà, hạn chế vi kẽ trong điều trị trám ngược. Kết hợp Biodentine và fibrin giàu tiểu cầu trong điều trị cắt chóp nạo nang có trám ngược đem lại kết quả tốt, kích thích tái tại mô.  Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, CBCT (Cone Beam Computed Tomography) răng trước hàm trên có nang quanh chóp. 2. Đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật cắt chóp nạo nang răng trước hàm trên có trám ngược Biodentine và fibrin giàu tiểu cầu sau 1 tuần, 3 tháng và 6 tháng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian từ tháng 4/2023 tới tháng 05/2024, 50 bệnh nhân thoả tiêu chí chọn mẫu và tái khám với 50 nang quanh chóp liên quan 60 răng nguyên nhân. Đánh giá kết quả điều trị qua các mốc thời gian: 1 tuần, 3 tháng, 6 tháng sau phẫu thuật. Mức độ lành thương sau phẫu thuật đánh giá trên phim CBCT. Kết quả: Nữ giới chiếm tỷ lệ 68%. Nhóm tuổi 26-45 chiếm 52%. Nguyên nhân do sâu răng chiếm 56,7% với biểu hiện lâm sàng hay gặp là sưng đau chiếm 70%. Răng nguyên nhân chính là răng cửa giữa hàm trên. Hình ảnh CBCT nang có hình bầu dục chiếm 84%, kích thước nang <1 cm là 72%. Kết quả lâm sàng tốt sau 1 tuần, 3 tháng và 6 tháng lần lượt là 84%; 96% và 100%. Lành thương hoàn toàn  mặt cắt chóp (R), phần chóp răng-khuyết hổng xương (A), phần xương vỏ-cửa sổ xương (C), lành thương xương chung (B). Kết luận: Điều trị nang quanh chóp ở răng trước hàm trên bằng phương pháp phẫu thuật cắt chóp, nạo nang có trám ngược với Biodentine và fibrin giàu tiểu cầu cho thấy kết quả tốt, tỷ lệ lành thương cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Joseph C., Antoine D., Alain S. et al. Platelet-rich fibrin (PRF): A second-generation platelet concentrates. Part IV: Clinical effects on tissue healing. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod. 2006. 101, 56-60, doi: 10.1016/j.tripleo.2005.07.011.
2. Frank C. S., Samuel I. K. Present status and future directions: Surgical endodontics. International Endodontic Journal. 2022. 15(S4), 1020-1058, doi: 10.1111/iej.13783.
3. Lâm Quang Sáng. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật cắt chóp trám ngược với Mineral Trioxide Aggregate ở bệnh nhân có nang quanh chóp ở răng cửa hàm trên tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2018-2020. Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ. 2020. 65-66.
4. Nguyễn Thị Thu Hà. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nang chân răng tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. Trường Đại học Y Hà Nội. 2010. 35-40.
5. Thomas von A., Simone F. M. J. et al. Radiographic Assessment of Bone Healing Using Conebeam Computed Tomographic Scans 1 and 5 Years after Apical Surgery. Journal of endodontics. 2019. 45(11), 1307-1313, doi: 10.1016/j.joen.2019.08.008.
6. Banomyong D., Arayasantiparb R., Sirakulwat K., et al. Association between
Clinical/Radiographic Characteristics and Histopathological Diagnoses of Periapical Granuloma and Cyst. European journal of dentistry. 2023. 17(04), 1241-1247, doi: 10.1055/s-00421759489.
7. Huỳnh Tấn Lộc. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, x-quang và kết quả phẫu thuật cắt chóp nạo nang răng trước hàm trên có trám ngược bằng mineral trioxide aggregate kèm ghép xương đồng loại tại bệnh viện răng hàm mặt thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện Đại học Y Dược Cần Thơ. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2022. 38-44.
8. Lê Đức Thành. Kết quả phẫu thuật nang chân răng có ghép xương nhân tạo kết hợp huyết tương giàu tiểu cầu. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 518(2), 271-275.