NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN VẢY NẾN MẢNG CÓ BỆNH NỀN NỘI KHOA TẠI CẦN THƠ NĂM 2022-2024

Lê Thị Như Ý1,, Ngô Minh Vinh1, Nguyễn Hồng Hà1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vảy nến là bệnh lý da viêm mạn tính. Có nhiều bằng chứng cho rằng bệnh vảy nến là một rối loạn viêm đa hệ thống với nhiều bệnh lý đi kèm. Bệnh gây tổn thương trầm trọng về mặt tinh thần và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá sự ảnh hưởng của vảy nến mảng đi kèm bệnh nền nội khoa lên chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 126 bệnh nhân vảy nến mảng mức độ nhẹ đến trung bình có bệnh nền đồng mắc tại Cần Thơ. Kết quả: Độ tuổi trung bình là 53,1±16,2, tỉ lệ nam:nữ là 1:1,2. Triệu chứng chính là ngứa (81%). Trong đó có 73,8 % bệnh nhân ở mức độ trung bình. Bệnh nhân vảy nến mắc rối loạn lipid máu chiếm tỉ lệ cao nhất (78%). Tất cả các bệnh nhân đều đánh giá là có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cao nhất ở nhóm bị ảnh hưởng rất lớn (43,7%). Bệnh nhân nữ có thang điểm DLQI cao hơn bệnh nhân nam và DLQI ở nhóm bệnh mức độ trung bình cao hơn nhẹ. Kết luận: Triệu chứng cơ năng phổ biến nhất là ngứa. Bệnh nội khoa đồng mắc đi kèm thường gặp nhất là rối loạn chuyển hóa lipid. Vảy nến ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuộc sống ở hầu hết các bệnh nhân vảy nến có bệnh nền nội khoa. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân vảy nến chịu ảnh hưởng bởi giới tính và mức độ trầm trọng của bệnh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jin B, Ruilian D, Liangjia Z, Xiangming C, Erxia S. Epidemiology of Psoriasis and Comorbid Diseases: A Narrative Review. Front Immunol. 2022. 143(5), 69-79, doi: 0.3389/fimmu.2022.880201.
2. Komal Agarwal, Anupam Das, Sudip Das, Abhishek De. Impact of psoriasis on Quality of life. Indian J Dermatol. 2022. 7(3), 75-85, doi: 10.4103/ijd.ijd_572_22.
3. Trần Văn Thuấn. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu. Bộ Y tế. 2021. 240-245.
4. Nguyễn Thị Thảo My. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị tại chỗ bệnh vảy nến mảng bằng E-psora (PHAs, Jojoba oil, Vitamin E) trên bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ và Bệnh viện trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019-2021. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2021. 34-35.
5. Tưởng Thị Huế, Trần Thị Vân Anh. Đặc điểm lâm sàng và chất lượng cuộc sống của người bệnh vảy nến đến khám tại khoa Da liễu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024. 537(1), 113-117, doi: 10.51298/vmj.v537i1.9004.
6. Phạm Bích Ngọc. Ảnh hưởng của bệnh vảy nến tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024. 534(1B), 163-166, doi: 10.51298/vmj.v534i1B.8271.
7. Lê Phạm Trúc Linh, Nguyễn Trung Kiên. Đặc điểm hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân vảy nến mảng tại Bệnh viện Da liễu thành phố Cần Thơ 2021-2023. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 532(2), 368-372, doi: 10.51298/vmj.v531i2.7208.
8. Thom S.L, Edmée J.G.M.C, Loek L, Amr M. Real world insights for psoriasis: the association of severity of skin lesions with work productivity, medical consumption costs and quality of life. J Dermatolog Treat. 2024. 35(1), 123-127, doi:10.1080/09546634.2024.2332615.
9. Trần Nguyễn Ánh Tú. Yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân vảy nến thông thường đến khám tại Bệnh viện Da liễu Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. 2020. 15(5), 1-7.
10. Lê Thị Hồng Thanh, Đặng Văn Em. Nghiên cứu một số yếu tố liên quan và đặc điểm lâm sàng bệnh vảy nến thông thường khám và điều trị tại Bệnh viện Da Liễu Trung Ương từ tháng 01/2018 đến tháng 12/2018. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. 2020. 15(3), 7-11.