TÁC NHÂN VI SINH VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ Ở TRẺ VIÊM PHỔI CÓ SUY HÔ HẤP TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

Phạm Minh Quân1,, Nguyễn Thị Hải Yến1, Bùi Quang Nghĩa1, Trần Quang Khải1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Viêm phổi là là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em trên toàn thế giới. Suy hô hấp là một biến chứng thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong viêm phổi. Tại Cần Thơ, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào về tác nhân gây viêm phổi có suy hô hấp ở trẻ em. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các tác nhân vi sinh gây bệnh, kết quả đề kháng kháng sinh của một số loại vi khuẩn phân lập được và kết quả điều trị ở trẻ viêm phổi có suy hô hấp tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Nghiên cứu được thực hiện trên 102 trẻ viêm phổi có suy hô hấp tại khoa Hô hấp, Nội tổng hợp, Cấp cứu, Hồi sức tích cực-Chống độc Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ từ tháng 05/2020 đến tháng 03/2021. Trẻ được hút dịch khí quản qua ngã mũi NTA (Naso tracheal aspiration) để tìm tác nhân vi sinh gây bệnh bằng phương pháp Real-time PCR (Polymerase chain reaction) và nuôi cấy phân lập vi khuẩn tại phòng xét nghiệm Nam Khoa Biotek thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, trẻ được điều trị theo phác đồ điều trị viêm phổi của Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ Real-time PCR dương tính là 95,1% (bao gồm đồng nhiễm và đơn nhiễm) cao hơn tỷ lệ cấy NTA dương tính là 70,6% (đơn nhiễm vi khuẩn), tỷ lệ đồng nhiễm chiếm tỷ lệ cao (80,4%). Trong nhóm vi khuẩn, Streptococcus pneumoniae chiếm tỷ lệ cao nhất (65,7%). Trong nhóm siêu vi, Respratory syncytial virus (RSV) chiếm tỷ lệ cao nhất (25,5%). Về điều trị, đa phần trẻ đáp ứng với điều trị kháng sinh ban đầu (76,4%). Kết luận: Streptococcus pneumoniae và RSV là hai tác nhân được tìm thấy nhiều nhất gây viêm phổi có suy hô hấp ở trẻ em

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bệnh viện Nhi Đồng 1 (2020), Suy hô hấp cấp, Phác đồ điều trị Nhi khoa 2020, Nhà xuất bản Y học, tr. 71-79.
2. Cao Phạm Hà Giang, Phạm Thị Minh Hồng (2016), Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị của trẻ viêm phổi nặng do vi khuẩn, do siêu vi và do đồng nhiễm vi khuẩn-siêu vi tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Y học TP Hồ Chí Minh, 20 (1), tr. 63-69.
3. Chung Hữu Nghị (2011), Đặc điểm bệnh nhi tử vong có viêm phổi nhập khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1, Y học TP Hồ Chí Minh, 15 (1), tr. 286-293.
4. Nguyễn Phước Trương Nhật Phương, Phan Hữu Nguyệt Diễm (2008), Nhận xét về kết quả kháng sinh trị liệu trong viêm phổi cộng đồng trẻ em từ 2 - 59 tháng tại khoa Hô Hấp bệnh viện Nhi Đồng 1, Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12 (1), tr. 79-87.
5. Bùi Lê Hữu Bích Vân, Phan Hữu Nguyệt Diễm, Phạm Hùng Vân (2016), Tác nhân gây viêm phổi không đáp ứng với điều trị kháng sinh ban đầu ở trẻ dưới 5 tuổi tại khoa Nội tổng quát 2 Bệnh viện Nhi Đồng 1, Y học TP Hồ Chí Minh, 20 (1), tr. 41-48.
6. Gerber J S, Coffin S E, Smathers S A, Zaoutis T E (2009), Trends in the incidence of methicillinresistant Staphylococcus aureus infection in children's hospitals in the United States, Clin Infect Dis, 49 (1), pp. 65-71.
7. Lee K H, Gordon A, Foxman B (2016), The role of respiratory viruses in the etiology of bacterial pneumonia: An ecological perspective, Evol Med Public Health, 2016 (1), pp. 95-109.
8. Robert M. Kliegman MD B. M. D. S. M., Joseph St. Geme MD (2015), Community-Acquired Pneumoniae, Nelson Texbook of Pediatrics, pp. 2088-2094.
9. World Health Organization (2013), Pneumonia, Pocket book of hospital care for children: Guidelines for the management of common illness with limit resources, WHO, Geneva, pp. 76-87.
10. World Heath Organization (2021), Pneumonia, Fact sheets từ: https://wwwwhoint/newsroom/fact-sheets/detail/pneumonia.