NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG VÀO SỐC CỦA SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2023-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Số ca mắc sốt xuất huyết Dengue và mức độ nghiêm trọng của bệnh đã gia tăng đáng kể. Tìm ra các yếu tố liên quan đến độ nặng của bệnh nhằm tăng hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ tử vong. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định các yếu tố liên quan đến khả năng vào sốc sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 162 trẻ được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nhập viện tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ tháng 04/2023 đến tháng 03/2024. Kết quả: Tuổi trung bình là 10,07±3,27 tuổi, lứa tuổi trên 10 tuổi thường gặp nhất. Tỷ số nam/nữ là 1,13/1. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là sốt (100%), xuất huyết dưới da (65,4%), nôn ói (54,3%). Bạch cầu bắt đầu giảm vào ngày 3 và có trị số thấp nhất vào ngày 4, tiểu cầu giảm dần từ ngày 3 và có trị số thấp nhất vào ngày 6, Hct cao nhất vào ngày 4 và ngày 5. Các yếu tố liên quan đến khả năng vào sốc sốt xuất huyết Dengue bao gồm: xuất huyết dưới da, gan to, nôn ói, tăng bạch cầu, tăng Hct, giảm tiểu cầu, APTT kéo dài, giảm fibrinogen (p<0,05). Kết luận: Theo dõi sát những bệnh nhân có các yếu tố liên quan đến khả năng vào sốc sốt xuất huyết Dengue góp phần đánh giá sớm diễn tiến nặng của bệnh, có kế hoạch điều trị kịp thời.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
sốt xuất huyết Dengue, sốc, trẻ em, yếu tố liên quan, Cần Thơ
Tài liệu tham khảo

2. WHO. Dengue and severe dengue. Available online: https://www.who.int/news-room/factsheets/detail/dengue-and-severe-dengue (accessed on

3. WHO. Update on the Dengue situation in the Western Pacific Region. Available online:

https://cdn.who.int/media/docs/default-source/wpro--documents/emergency/surveillance/dengue/dengue-20231026.pdf?sfvrsn=5160e027_117 (accessed on 3rd July 2023).

4. Alied, M.; Nguyen, D.; Abdul Aziz, J.M.; Vinh, D.P.; Huy, N.T. Dengue fever on the rise in Southeast Asia. Pathogens and global health. 2023, 117, 1-2, doi:10.1080/20477724.2022.2116550.


5. Lê Thị Thúy Hằng; Nguyễn Trần Ngọc Hiếu; Phạm Hải Yến; Vũ Thị Minh Thư; Trần Văn Duy; Bùi Ngọc Hà. Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng và các yếu tố tiên lượng nặng của bệnh nhi sốt xuất huyết Dengue. Tạp chí Y Dược học Quân sự. 2023, 48, 57-65, doi:10.56535/jmpm.v48i3.304.


6. Taurel, A.F.; Luong, C.Q.; Nguyen, T.T.T.; Do, K.Q.; Diep, T.H.; Nguyen, T.V.; Cao, M.T.; Hoang, T.N.D.; Huynh, P.T.; Huynh, T.K.L., et al. Age distribution of dengue cases in southern Vietnam from 2000 to 2015. PLoS neglected tropical diseases. 2023, 17, e0011137, doi:10.1371/journal.pntd.0011137.


7. Lâm Thị Huệ; Nguyễn Ngọc Rạng; Phan Việt Hưng. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và biến chứng ở trẻ em mắc sốt xuất huyết dengue có tổn thương gan tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Tạp Chí Y Dược học Cần Thơ. 2020, 29, 89-95.

8. Nguyễn Mậu Thạch; Nguyễn Đình Tuyến; Nguyễn Hữu Châu Đức; Đỗ Duy Thanh. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và các yếu tố tiên lượng nặng ở bệnh nhi sốt xuất huyết Dengue tại Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Quảng Ngãi. Tạp chí Nhi khoa. 2024, 17, 17-23.

9. Sangkaew, S.; Ming, D.; Boonyasiri, A.; Honeyford, K.; Kalayanarooj, S.; Yacoub, S.; Dorigatti, I.; Holmes, A. Risk predictors of progression to severe disease during the febrile phase of dengue. The Lancet. Infectious diseases. 2021, 21, 1014-1026, doi:10.1016/s14733099(20)30601-0.


10. Nguyễn Ngọc Rạng; Tôn Quang Chánh. Giá trị tiểu cầu và bạch cầu để chẩn đoán sớm bệnh sốt xuất huyết Dengue ở trẻ em. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2021, 499, 60-64.

11. Qureshi A.I.; Saeed O. Dengue Virus Disease from Origin to Outbreak. Elsevier. 2020; https://doi.org/10.1016/C2018-0-01619-9pp. 115-137.


12. Phùng Nguyễn Thế Nguyên; Nguyễn Quý Tỷ Dao; Trần Diệp Tuấn. Rối loạn đông máu ở trẻ sốc sốt xuất huyết Dengue. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2022, 514, 169-174.

