CHỈ SỐ PHÂN SUẤT TIỂU CẦU CHƯA TRƯỞNG THÀNH TRONG DỰ ĐOÁN SỚM SỰ PHỤC HỒI TIỂU CẦU Ở BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE NGƯỜI LỚN CÓ GIẢM TIỂU CẦU

Nguyễn Hoài An1,, Lê Thị Hoàng Mỹ2, Nguyễn Thị Mỹ Hiền3, Nguyễn Thanh Phong2, Trần Thị Ngọc Huyền2, Nguyễn Lê Ngọc Trúc2, Trần Tấn Phát2
1 Bệnh viện Đa khoa tỉnh Long An
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện TWG Long An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Giảm tiểu cầu là biến chứng thường gặp ở bệnh sốt xuất huyết Dengue và đôi khi phải truyền tiểu cầu. Phân suất tiểu cầu chưa trưởng thành (IPF), được đo bằng máy phân tích huyết học, là dấu hiệu báo trước sự hình thành tiểu cầu trong tủy xương, rất hữu ích trong dự đoán sớm sự phục hồi của tiểu cầu ở người bệnh sốt xuất huyết Dengue giảm tiểu cầu. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định giá trị ngưỡng của chỉ số phân suất tiểu cầu chưa trưởng thành IPF(%) trong dự đoán sự phục hồi tiểu cầu ở người bệnh sốt xuất huyết Dengue giảm tiểu cầu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 84 người bệnh ≥ 16 tuổi được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue với kết quả xét nghiệm test nhanh Dengue vi-rút NS1Ag dương tính hoặc kết quả xét nghiệm test nhanh kháng thể kháng Dengue vi-rút dương tính (IgG/IgM), xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi với số lượng tiểu cầu <150 G/L máu. Số lượng tiểu cầu và giá trị IPF(%) của người bệnh được đánh giá hàng ngày. Kết quả: Giá trị trung vị IPF(%) cao nhất ở người bệnh sốt xuất huyết Dengue là 14,0% với 88,1% trong số họ có phục hồi tiểu cầu khi đạt mức IPF(%) cao nhất. Phân tích đường cong ROC cho thấy IFP(%) 10,9% có thể được sử dụng để dự đoán khả năng phục hồi tiểu cầu với độ nhạy 79,73% và độ đặc hiệu 90,0%. Kết luận: IPF(%) là chỉ số mới và hữu ích trong việc dự đoán khả năng phục hồi tiểu cầu ở người bệnh sốt xuất huyết. Điều này hỗ trợ bác sĩ lâm sàng trong việc theo dõi và trì hoãn việc truyền tiểu cầu không cần thiết trong các trường hợp sốt xuất huyết giảm tiểu cầu nặng.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Dengue – Global situation Disease Outbreak News. 2023. https://www.who.int/emergencies/disease-outbreak-news/item/2023-DON498.
2. Bùi Vũ Huy. Bệnh sốt xuất huyết dengue và các biện pháp phòng bệnh tại công cộng. NXB Chính trị quốc gia sự thật. 2020.5.
3. Bộ Y Tế. Ca mắc sốt xuất huyết tăng 148%, Bộ Y tế phân tuyến điều trị thế nào?. 2022.
https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/ca-mac-sot-xuathuyet-tang-148-bo-y-te-phan-tuyen-dieu-tri-the-nao-.
4. Abeysuriya V., Seneviratne S.L., de Mel P., Clarice CSH., de Mel C., et al. The immature platelet fraction, a predictive tool for early recovery from dengue-related thrombocytopenia: a prospective study. Transactions of The Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene. 2021. 116 (5), 424-432, doi: 10.1093/trstmh/trab135.
5. Buttarello M., Mezzapelle G., Freguglia F., Plebani M. Reticulated platelets and immature platelet fraction: Clinical applications and method limitations. Int J Lab Hematol. 2020. 42 (4), pp. 363-370, doi: 10.1111/ijlh.13177.
6. Ashraf S, Rehman S, Asgher Z, Hamid A, Qamar S. Comparison of Immature Platelet Fraction (IPF) in Patients with Central Thrombocytopenia and Peripheral Thrombocytopenia. J Coll Physicians Surg Pak. 2020. 30(8), 796-800, doi: 10.29271/jcpsp.2020.08.796.
7. Bộ Y tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị sốt xuất huyết Dengue, Ban hành kèm theo Quyết định số 3705/QĐ-BYT ngày 22 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế. 2019.
8. Tian N., Zheng J.X., Guo Z.Y., Li L.H., Xia S., et al. Dengue Incidence Trends and Its Burden in Major Endemic Regions from 1990 to 2019. Trop Med Infect Dis. 2022. 7 (8), doi: 10.3390/tropicalmed7080180
9. Suman, F.R., Student, P.G., Rejendran, R., Varadarajan, S. Dengue: platelet and immature platelet dynamics a study done at a tertiary care centre from South India. Research Article. 2014.
10. 10.Yasuda I., Saito N., Suzuki M., Umipig DV., Solante RM., et al. Unique characteristics of new complete blood count parameters, the Immature Platelet Fraction and the Immature Platelet Fraction Count, in dengue patients. PLoS One. 2021. 16 (11), e0258936, doi: 10.1371/journal.pone.0258936.
11. Ahmad J., Md Noor S., Mustapha S.Z., Idris F. Estimation of a cut-off value for immature platelet fraction (IPF) in predicting platelet recovery in dengue patients with thrombocytopenia. Malays J Pathol. 2022. 44 (3). 499-508.
12. Dadu T., Sehgal K., Joshi M., Khodaiji S. Evaluation of the immature platelet fraction as an indicator of platelet recovery in dengue patients. Int J Lab Hematol. 2014. 36(5), 499-504, doi:
10.1111/ijlh.12177.