ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU THẤT TRÁI GIẢM BẰNG PHỐI HỢP THUỐC DAPAGLIFLOZIN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA BẠC LIÊU NĂM 2023-2024

Nguyễn Văn Nhựt1, Nguyễn Thị Diễm2, Võ Việt Thắng3, Trần Kim Sơn2, Ngô Thị Yến Nhi4, Ngô Thị Mộng Tuyền2, Võ Tấn Cường4,
1 Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ
4 Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy tim là một bệnh lý mãn tính và thường gặp với tỷ lệ tử vong cao, tỷ lệ tử vong sau 5 năm chẩn đoán suy tim dao động từ 50% đến 70%, tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh và các yếu tố nguy cơ đi kèm. Dapagliflozin đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu có thể cải thiện triệu chứng lâm sàng, giảm tử vong tim mạch và nhập viện vi suy tim ở những bệnh nhân bị suy tim phân suất tống máu giảm. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm sau điều trị bằng phối hợp thuốc dapagliflozin. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, chọn mẫu ngẫu nhiên không xác suất, không đối chứng 74 bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm điều trị phác đồ cơ bản có dapagliflozin. Kết quả: Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận, triệu chứng lâm sàng khó thở chiếm tỷ lệ cao 95,9%, EF% trung bình là 37,1±5,8%. Pro BNP giá trị trung bình 15938,1±42732,8. Bệnh nhân cải thiện chiếm tỷ lệ cao trong nghiên cứu của chúng tôi, chiếm 89,2%, tái nhập viện vì suy tim chiếm tỷ lệ 8,1%, tử vong tim mạch chiếm tỷ lệ 2,7%. Điểm KCCQ trung bình gia tăng đáng kể sau 4 tuần, 12 tuần so với lúc nhập viện và tất cả sự thay đổi đều có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Kết luận: Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận, khó thở là triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm, dapaglifozin làm giảm tỷ lệ tái nhập viện vì suy tim và tử vong tim mạch. Điểm KCCQ trung bình gia tăng đáng kể sau 4 tuần, 12 tuần điều trị so với lúc nhập viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Dunlay SM, Roger VL, Redfield MM. Epidemiology of heart failure with preserved ejection fraction. Nat Rev Cardiol. 2017 Oct. 14(10), 591-602, doi: 10.1038/nrcardio.2017.65.
2. Pfeffer MA, Shah AM, Borlaug BA. Heart Failure With Preserved Ejection Fraction In Perspective. Circ Res. 2019 May 24. 124(11), 1598-1617, doi: 10.1161/CIRCRESAHA.119.313572.
3. McMurray JJV, Solomon SD, Inzucchi SE, et al, dapagliflozin in Patients with Heart Failure and Reduced Ejection Fraction. N Engl J Med. 2019 Nov 21. 381(21), 1995-2008, doi: 10.1056/NEJMoa1911303.
4. Solomon, S. D. and McMurray, J. J. V. Dapagliflozin in Heart Failure with Mildly Reduced or Preserved Ejection Fraction. 2022, 387(12), 1089-1098, Doi: 10.1056/NEJMoa2206286.
5. Nassif, Michael E., et al. The SGLT2 inhibitor dapagliflozin in heart failure with preserved ejection fraction: a multicenter randomized trial. Nature Medicine. 2021. 27(11), 19541960.https://doi.org/10.1038/s41591-021-01536-x.
6. Green, C. P., et al. Development and evaluation of the Kansas City Cardiomyopathy Questionnaire: a new health status measure for heart failure. J Am Coll Cardiol. 2000. 35(5), 1245-55. doi: 10.1016/s0735-1097(00)00531-3.
7. Bộ Y Tế. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và mạn. 2022.
8. Nguyễn Kim Ngân, Nguyễn Thị Diễm. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, và đánh giá kết quả điều trị suy tim phân suất tống máu giảm bằng thuốc sacubitril /valsartan. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. 61,29-35, https://doi.org/10.58490/ctump.2023i61.1232.
9. Nguyễn Duy Toàn, Nghiên cứu rối loạn nhịp tim và rối loạn dẫn truyền trong thất ở bệnh nhân suy tim mạn tính giảm phân suất tống máu thất trái. Học viện Quân y. 2017.139.
10. Bùi Thị Thanh Hiền, Đinh Hiếu Nhân, Hoàng Anh Tiến. Khảo sát nồng độ galectin-3 trên bệnh nhân suy tim, Tạp chí Y Dược học. 2017. Tập 7, số 5, tháng 11 – 2017, 101 – 106. https://www.doi.org/10.34071/jmp.2017.5.13.
11. Nguyễn Hữu Nghĩa. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân suy tim mất bù cấp bằng thang đo chất lượng cuộc sống. Tạp chí tim mạch học Việt Nam. 2021. Số 63, 156-164.
12. Nguyễn Đức Khánh. Vai trò tiên lượng của dấu ấn sinh học sst2 trong suy tim, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. 2022.
13. Nguyễn Phan Nguyên Dương, Trần Viết An, Bùi Thế Dũng. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và giá trị tiên lượng tử vong ngắn hạn của hạ natri máu ở bệnh nhân suy tim mạn phân suất tống máu giảm tại bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ năm 2022-2023. Tạp chí Y Dược Cần Thơ. 2023. số 61, 42-49, https://doi.org/10.58490/ctump.2023i61.1245.
14. Nguyễn Văn Thử. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh nhân suy tim mạn bằng Ivabradine tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2018.
15. Ali AE, Mazroua MS, ElSaban M, et al, Effect of Dapagliflozin in Patients with Heart Failure:
A Systematic Review and Meta-Analysis. Glob Heart. 2023 Aug 22. 18(1), 45, doi: 10.5334/gh.1258.
16. Võ Lương Sơn, Kết quả điều trị và mối liên quan của nồng độ nt probnp trong tiên lượng ngắn hạn ở bệnh nhân suy tim mạn tại bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ năm 2017-2018. Tạp chí Y Dược Cần Thơ. 2019 số 18, 54-61.