NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM VÀ KẾT CỤC THAI KỲ Ở THAI PHỤ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2022-2024

Đầu Thị Tuyết Nhung1, Đoàn Thanh Điền2, Lâm Đức Tâm2,
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

 Đặt vấn đề: Vị thành niên là giai đoạn giữa thời kỳ trẻ em và người trưởng thành. Mang thai và sinh đẻ ở độ tuổi này liên quan đến kết cục thai kỳ bất lợi cho cả mẹ và bé-ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần cho thai phụ, thai nhi đồng thời hạn chế cơ hội học tập, nghề nghiệp phụ nữ trong tương lai. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm và đánh giá kết cục thai kỳ ở thai phụ tuổi vị thành niên tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:  Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 321 thai phụ từ 10 đến 19 tuổi nhập viện, theo dõi sinh tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ. Kết quả: Tuổi trung bình là 17,8±1,3. Tỷ lệ thai phụ vị thành niên mang thai ngoài ý muốn là 85%. Đái tháo đường thai kỳ là bệnh lí chiếm tỷ lệ cao nhất với 2,5% trong số các bệnh lí được ghi nhận khi mang thai. Tỷ lệ mổ lấy thai là 43,6%. Tỷ lệ sinh non 12,5%. Cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh là 2918 ± 438,1 gram, tỷ lệ trẻ có cân nặng dưới 2500 gam là 12,1% và trẻ gửi đơn vị sơ sinh là 4,3 %. Các nguy cơ trẻ sinh non, cân nặng sơ sinh thấp, gửi sơ sinh, tỷ lệ mổ lấy thai tăng liên quan tuổi mẹ với p < 0,05. Kết luận: Mang thai ở tuổi vị thành niên liên quan đến việc kết hôn sớm, mang thai ngoài ý muốn, không sử dụng biện pháp tránh thai, tăng tỷ lệ sinh non, cân nặng trẻ sơ sinh thấp và gửi đơn vị sơ sinh. Đái tháo đường thai kỳ là bệnh lí thường gặp trong khi mang thai. Thai phụ vị thành niên có ít nhất một kết cục thai kỳ bất lợi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. Adolescent pregnancy: Evidence brief. 2019. 4.
2. Nguyễn Thị Thuý Hiền. Mang thai, sinh con ở tuổi chưa thành niên tại Việt Nam và một số khuyến nghị. Social Sciences. 2022. 67(3), 204-212, Doi: 10.18173/2354-1067.2022-0054.
3. Nguyễn Thanh Hải, Võ Thị Ngọc Hạnh, Trần Thị Mỹ Trung, Nguyễn Hồng Nhân, Đinh Thanh Linh, Trần Mạnh. Mang thai ở tuổi vị thành niên: đặc điểm và kết quả thai kỳ. Tạp chí Phụ sản. 2020. 18(3), 27-33, Doi:10.46755/vjog.2020.3.1111.
4. Nguyễn Thị Thu Hà, Dương Thi Trà Giang, Vũ Thị Mai Anh. Tỷ lệ, đặc điểm chung và kết cục bất lợi ở thai phụ vị thành niên sinh tại bệnh viện phụ sản Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam.
2022. 529(2), 317-320-33, Doi: 10.51298/vmj.v529i2.6518.
5. Fouelifack, Florent Ymele và các cộng sự. Outcome of deliveries among adolescent girls at the Yaoundé central hospital. BMC Pregnancy and Childbirth. 2014.14(1),102, Doi:10.1186/14712393-14-102.
6. Nguyễn Thị Hồng, Bế Thị Hoa, Dương Tiến Minh, Bùi Ngọc Diệp, Hoàng Quốc Huy. Kết quả mang thai ở tuổi vị thành niên tại Bệnh viện trung ương Thái Nguyên. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 514(1),146-149, Doi:10.51298/vmj.v514i1.2535.
7. Laura D. Lindberg. Changing Patterns of Contraceptive Use and the Decline in Rates of Pregnancy and Birth Among U.S Adolescents, 2007-2014. Journal of Adolescent Health. 2018. 63(2), 253-256, Doi:10.1016/j.jadohealth.2018.05.017.
8. Phạm Thị Kim Hoàn, Nguyễn Thanh Phong. Nghiên cứu kết quả xử trí sản khoa ở thai phụ dưới 18 tuổi tại bệnh viện phụ sản Trung ương từ năm 2017 đến năm 2019. Trường Đại học Y Hà Nội. 2019. 46.
9. Tsi Njim and Valirie Ndip Agbor.Adolescent deliveries in rural Cameroon:
comparison of delivery outcomes between primipara and multipara adolescents. BMC research notes. 2018.11 (1),427, Doi: 10.1186/s13104-018-3550-z.
10. Thirukumar, Markandu, Thadchanamoorthy, Vijayakumary, Dayasiri, Kavinda.Adolescent pregnancy and outcomes: A hospital-based comparative study at a tertiary care unit in Eastern Province, Sri Lanka. Eastern University. 2020. 12(12).