TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ LONG XUYÊN, TỈNH AN GIANG NĂM 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ngày càng nhiều quốc gia trên thế giới đối mặt với hậu quả của gánh nặng kép về suy dinh dưỡng, đó là tình trạng suy dinh dưỡng cùng tồn tại song song với tình trạng thừa cân, béo phì, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ em học đường. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp cắt ngang mô tả có phân tích trên cỡ mẫu là 1.200 học sinh tiểu học tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Kết quả: Tỷ lệ học sinh suy dinh dưỡng chiếm 3,9% và có 46,6% thừa cân, béo phì. Các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng gồm tăng cân thai kì, số con và thói quen háu ăn. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng thừa cân, béo phì với giới tính, tình trạng kinh tế, biết tình trạng dinh dưỡng của trẻ, từng bị suy dinh dưỡng, cha hoặc mẹ thừa cân-béo phì và thói quen háu ăn. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy tình trạng thừa cân, béo phì chiếm tỷ lệ tương đối cao trong tình trạng dinh dưỡng ở học sinh tiểu học. Cần tăng cường truyền thông cụ thể cho phụ huynh và trẻ về thực hành dinh dưỡng hợp lý cũng như khuyến khích trẻ duy trì chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp nhằm phòng ngừa tốt tình trạng thừa cân, béo phì
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Học sinh tiểu học, suy dinh dưỡng, thừa cân, béo phì
Tài liệu tham khảo
2. Lưu Phương Dung, Nguyễn Nhật Cảm, Nguyễn Thị Thi Thơ (2017), “Tỷ lệ thừa cân-béo phì và một số yếu tố liên quan của học sinh lứa từ 11-17 tuổi tại thành phố Hà Nội năm 2016”, Tạp chí Y học dự phòng, tập 27, số 7 (2017), tr. 93.
3. Phạm Thị Kim Hồng, Phạm Thị Tâm (2019), “Nghiên cứu tình hình thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan ở học sinh tại các trường tiểu học thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre năm 2018”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 19/2019, tr.244-252.
4. Trần Tú Nguyệt, Phạm Thị Tâm, Lâm Nhựt Anh, Phan Thị Trung Ngọc (2021), “Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở học sinh tiểu học tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2018-2019”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 34/2021, tr.163-170.
5. Ngô Thị Thúy Nhi (2021), “Nghiên cứu tình hình thừa cân-béo phì ở học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn Thành phố Trà Vinh năm 2020-2021”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Nguyễn Minh Phương, Lâm Sơn Hải (2015), “Nghiên cứu tình trạng thừa cân, béo phì và các yếu tố liên quan của học sinh từ 6 đến 10 tuổi ở các trường tiểu học tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm 2014”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, số 1/2015, tr.102-108.
7. Trần Nguyễn Yến Phương (2018), “Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan của học sinh tại các trường tiểu học thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long năm 2018”, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y học dự phòng, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
8. Lê Danh Tuyên, Trịnh Hồng Sơn (2020), Cách phân loại và đánh giá tình trạng dinh dưỡng dựa vào Z-Score, Viện Dinh dưỡng.
9. Viện Dinh dưỡng (2019), “Gánh nặng kép về dinh dưỡng ở Việt Nam ảnh hưởng quyết định thay đổi mô hình bệnh tật trong thế kỷ XXI”, Dinh dưỡng lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.46-51. 10. Viện Dinh dưỡng (2021), Thông cáo báo chí Hội nghị công bố Kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng 2019-2020.
11. World Health Organization (2009), WHO AnthroPlus for Personal Computers Manual. Software for assessing growth of the world’s children and adolescents.
12. World Health Organization (2020), Global nutrition report, pp.13.
13. World Health Organization (2018), Global nutrition policy review 2016-2017: Country progress in creating enabling policy environments for promoting healthy diets and nutrition, pp.2.