NGHIÊN CỨU THANG ĐIỂM MEWS TRONG ĐIỀU TRỊ VÀ TIÊN LƯỢNG Ở BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA DO LOÉT DẠ DÀY – TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2023 – 2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày - tá tràng là một tình trạng cấp cứu nội - ngoại khoa. Tỷ lệ tử vong chung do xuất huyết tiêu hóa từ 2-15%, trung bình là 10%. Thang điểm cảnh báo sớm sửa đổi (Modified early warning score - MEWS) là một thang điểm đầu giường đơn giản và có nhiều nghiên cứu cho thấy giá trị trong tiên lượng. Mục tiêu nghiên cứu: So sánh giá trị tiên lượng truyền máu và xuất huyết tái phát của thang điểm MEWS với thang điểm Rockall, Blatchford ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày - tá tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 132 bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang, được nội soi dạ dày-tá tràng chẩn đoán xác định. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân có truyền máu-chế phẩm máu và có xuất huyết tái phát lần lượt là 65,9% và 6,1%. Thang điểm MEWS, Blatchford và Rockall trong tiên lượng bệnh nhân truyền máu-chế phẩm máu có AUC (p) lần lượt là: 0,636 (p=0,01); 0,797 (p<0,001) và 0,542 (p=0,434). Thang điểm MEWS, Blatchford và Rockall trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tái phát có AUC (p) lần lượt là: 0,872 (p<0,001); 0,737 (p=0,025) và 0,590 (p=0,396). Kết luận: Thang điểm MEWS có giá trị hơn dự báo truyền máu và tiên lượng xuất huyết tái phát so với thang điểm Rockall; nhưng MEWS chỉ có giá trị tiên lượng xuất huyết tái phát hơn so với thang điểm Blatchford.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Xuất huyết tái phát, truyền máu, MEWS
Tài liệu tham khảo
2. Võ Hạnh. Xuất huyết tiêu hóa cao. Phác đồ điều trị 2018, Nhà xuất bản Y học. 2018. 61-75. Tập 1.
3. Siau K., Hearshaw S., Stanley A.J., et al. British Society of Gastroenterology (BSG)-led multisociety consensus care bundle for the early clinical management of acute upper gastrointestinal bleeding. Frontline Gastroenterology. 2019. 0, 1–13. Doi: 10.1136/flgastro2019-101395.
4. Constantinescu C., Pasca S., Iluta S., et al. The Predictive Role of Modified Early Warning Score in 174 Hematological Patients at the Point of Transfer to the Intensive Care Unit. Journal of Clinical Medicine. 2021. 10, 4766. Doi.org/10.3390/jcm10204766.
5. Phạm Văn Thành, Đào Đức Tiến, Dương Quang Huy. Nghiên cứu giá trị của thang điểm T-score trong tiên lượng xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng. Tạp chí Y Dược học quân sự. 2021. 5, 109-115.
6. Lee D.H., Lee K.M., Lee S.M., et al. Performance of Three Scoring Systems in Predicting Massive Transfusion in Patients with Unstable Upper Gastrointestinal Hemorrhage. Yonsei Medical Journal. 2019. 60(4), 368-374. Doi.org/10.3349/ymj.2019.60.4.368.
7. Bozkurt S., Arslan E.D., Aynk C., et al. Validity of modified early warning, Glasgow Blatchford, and pre-endoscopic Rockall scores in predicting prognosis of patients presenting to emergency department with upper gastrointestinal bleeding. Scandinavian Journal of Trauma, Resuscitation and Emergency Medicine. 2015. 23(109), Doi 10.1186/s13049-015-0194-z.
8. Lâm Thị Kim Chi, Trần Ngọc Dung. Đánh giá tiên lượng tái xuất huyết và tử vong ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa trên bằng thang điểm Rockall và Blatchford. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2015. 1.
9. Lê Quang Đức, Trần Việt Tú, Nguyễn Quang Duật. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi và tiên lượng điều trị bệnh nhân chảy máu tiêu hóa do loét dạ dày - tá tràng bằng phương pháp điện đông lưỡng cực đơn thuần và phối hợp tiêm dung dịch adrenalin. Tạp chí Y học Việt Nam. 2016. (2), 129- 135.
10. Hoàng Trọng Thảng, Hoàng Phương Thủy. Nghiên cứu thang điểm Blatchford trong tiên lượng bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa do bệnh lý dạ dày tá tràng. Tạp chí Y Dược học Trường Đại học Y Dược Huế. 2014. (21), 77-85.