NGHIÊN CỨU TỶ LỆ ĐẠT MỤC TIÊU LDL-C VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 NGUY CƠ RẤT CAO TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ 2023-2024

Huỳnh Lê Gia Bảo1,, Ngô Văn Truyền1, Phan Hữu Hên2
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Rối loạn lipid máu thường xảy ra trên bệnh nhân đái tháo đường nhưng tỷ lệ bệnh nhân điều trị thường thấp, đặc biệt là nhóm bệnh nhân nguy cơ rất cao theo Khuyến cáo của Hội Tim mạch châu Âu (ESC) năm 2021. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-c ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 nguy cơ rất cao. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 45 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 nguy cơ tim mạch rất cao đến khám tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ 2023-2024. Kết quả: Nồng độ LDL-c trung bình ở bệnh nhân tại thời điểm nghiên cứu là 2,32  1,04 mmol/L. Tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu LDL-c theo ESC 2021 tại thời điểm nghiên cứu là 15,6%. Tỷ lệ bệnh nhân không hút thuốc lá đạt mục tiêu LDL-c là 100% cao hơn có ý nghĩa thông kê so với nhóm chưa đạt mục tiêu với 57,9%. Có mối tương quan thuận chiều mức độ mạnh giữa nồng độ LDL-c và non-HDL-c với r = 0,74 và tỷ lệ bệnh nhân đạt mục tiêu LDL-c và cả non-HDL-c là 57,1% cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chưa đạt mục tiêu LDL-c với 5,3%. Chưa thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi, giới, uống rượu, hoạt động thể lực, thời gian mắc đái tháo đường, chỉ số khối cơ thể, kiểm soát đường huyết, độ lọc cầu thận và albumin niệu với tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-c. Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường típ 2 nguy cơ rất cao đạt mục tiêu LDL-c theo ESC 2021 còn rất thấp. Số bệnh nhân được điều trị bằng statin cường độ cao ở nhóm bệnh nhân này còn hạn chế. Non-HDL-c là một yếu tố liên quan đến tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-c.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sun H., Saeedi P., Karuranga S., Pinkepank M., Ogurtsova K. et al. IDF Diabetes Atlas: Global, regional and country-level diabetes prevalence estimates for 2021 and projections for 2045. Diabetes Research and Clinical Practice. 2022. 183, https://doi.org/10.1016/j.diabres.2021.109119.
2. Kim S. J., Kwon O. D., Kim K. S. et al. Prevalence, awareness, treatment, and control of dyslipidemia among diabetes mellitus patients and predictors of optimal dyslipidemia control: results from the Korea National Health and Nutrition Examination Survey. Lipids in Health and Disease. 2021. 20(1), 29, https://doi.org/10.1186/s12944-021-01455-3.
3. Visseren F., Mach F., Snulders Y., Carballo D., Koskinas K., Back M., et al. 2021 ESC Guidelines on cardiovascular disease prevention in clinical practice: Developed by the Task
Force for cardiovascular disease prevention in clinical practice with representatives of the
European Society of Cardiology and 12 medical societies With the special contribution of the European Association of Preventive Cardiology (EAPC), Revista Española de Cardiologias. 2022. 75(5), 429, https://doi.org/10.1093/eurheartj/ehab484.
4. American Diabetes Association Professional Practice Committee. 2. Classification and Diagnosis of Diabetes: Standards of Medical Care in Diabetes-2022. Diabetes Care. 2022. 45(1), S17-S38, https://doi.org/10.2337/dc22-S002.
5. Ray K., Haq I., Bilitou A., Manu M., Burden A., et al. Treatment gaps in the implementation of LDL cholesterol control among high- and very high-risk patients in Europe between 2020 and
2021: the multinational observational SANTORINI study. The Lancet Regional Health. 2023. 29, https://doi.org/10.1016/j.lanepe.2023. 100624.
6. Võ Thanh Hoàng, Ngô Sĩ Ngọc, Nguyễn Văn Bé Út, Điêu Thanh Hùng. Khảo sát tỷ lệ đạt mục tiêu LDL-c trên bệnh nhân nguy cơ tim mạch cao và rất cao điều trị bằng statin tối ưu tại khoa
Tim mạch-Lão học. 2022.
http://benhvientimmachangiang.vn/DesktopModules/NEWS/DinhKem/1493_15.TMLH--KsTL-dat-muc-tieu-LDL-C-tren-BN.pdf.
7. Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Thị Ngọc Huyền. Nồng độ Non-HDL Cholesterol ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tại bệnh viện trường Đại học Y Dược Thái Nguyên. Tạp chí Y học Dự phòng. 2021. 31(9), 170-177, https://doi.org/10.51403/0868-2836/2021/451.
8. Vương Hữu Tiến, Lê Văn Tèo, Trần Gia Huy, Hồ Sĩ Dũng, Nguyễn Đức Công. Thực trạng kiểm soát Low-Density Lipoprotein Cholesterol huyết thanh ở người cao tuổi tại phòng khám Ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Cà Mau. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ – Khoa học Sức khỏe. 2021. 2(2), 257-264, https://doi.org/10.32508/stdjhs.v2i2.485.
9. Võ Văn Sĩ, Trần Xuân Trường, Võ Thành Duy, Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Phạm Trương Mỹ Dung và cộng sự. Tỉ lệ đạt mục tiêu LDL Cholesterol theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Châu Âu 2019 trên bệnh nhân có nguy cơ tim mạch cao và rất cao. Tạp Chí Y học Cộng đồng. 2022. 63(4), https://doi.org/10.52163/yhc.v63i4.368.
10. Yun S. J., Jeong I. K., Cha J. H., Lee J., Cho H. C., et al. Current Status of Low-Density Lipoprotein Cholesterol Target Achievement in Patients with Type 2 Diabetes Mellitus in Korea Compared with Recent Guidelines. Diabetes & Metabolism Journal. 2022. 46(3), 464–475, https://doi.org/10.4093/dmj.2021.0088.
11. Srinivasa R. C., Emmanuel S. Y. The Effect of Chronic Tobacco Smoking and Chewing on the Lipid Profile. Journal of Clinical and Diagnostic Research. 2013. 7(1), 31–34, https://doi.org/10.7860/JCDR/2012/5086.2663.
12. Nguyễn Văn Sĩ, Đinh Quốc Bảo. Kiểm soát non-HDL-c sau khi đạt mục tiêu LDL-c trên người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú. Tạp chí Y học Việt Nam. 2024. 537(1), https://doi.org/10.51298/vmj.v537i1.9061.