NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP HAI DẪN XUẤT ĐƠN VÒNG THƠM CỦA ĐỊA Y USNEA UNDULATA STIRTON (PARMELIACEAE)

Hồ Thị Diễm Phương1, Trương Tuấn Đạt1, Nguyễn Thị Kim Ngân2, Đỗ Thị Cẩm Hồng1, Nguyễn Xuân Vinh1, Nguyễn Thị Thu Trâm1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tình hình đề kháng kháng sinh ngày càng tăng cao là một trong những mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng, việc tìm kiếm thuốc kháng sinh mới thay thế có nguồn gốc thiên nhiên đã và đang là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm. Các dẫn xuất đơn vòng thơm từ địa y đã được chứng minh có hoạt tính kháng vi sinh vật hiệu quả. Trong khuôn khổ tìm kiếm các hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn từ địa y Việt Nam, đề tài “Nghiên cứu phân lập một số dẫn xuất đơn vòng thơm từ địa y Usnea Undulata” được thực hiện. Mục tiêu nghiên cứu: Phân lập và xác định cấu trúc một số dẫn xuất đơn vòng thơm từ địa y U. undulata. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Địa y U. undulata thu hái tại vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. Cao chiết được điều chế bằng phương pháp ngâm dầm có hỗ trợ siêu âm. Sử dụng phương pháp sắc ký cột, sắc ký lớp mỏng, kết tinh lại để phân lập hợp chất tinh khiết. Cấu trúc các hợp chất được xác định bằng phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân NMR. Kết quả: Từ 100g địa y chiết được 6,12g cao aceton. Phân lập và xác định được cấu trúc của hai hợp chất là methyl β-orcinolcarboxylate (1) và orsellinic acid (2). Kết luận: Nghiên cứu đã phân lập và xác định được cấu trúc của hai hợp chất đơn vòng thơm là methyl β-orcinolcarboxylate và orsellinic acid, góp phần khảo sát thành phần hóa học của địa y U. undulata thu hái tại Việt Nam. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thu Trâm, Trương Hoài Phong, Tống Hồ Đạt, Vũ Thị Huyền, Lohézic-Le Dévéhat Françoise và Le Seyec Jacques (2020), “Khảo sát khả năng ức chế virus viêm gan C của các hợp chất cô lập từ loài địa y Parmotrema tinctorum (NYL.) HALE”, Tạp chí khoa học trường Đại học Cần Thơ, tập 56, Số 1A (2020), 69-74.
2. Nguyen Thi Thu Tram , Dinh Hoang Anh , Huynh Hoang Thuc , Nguyen Trong Tuan (2020), “Investigation of chemical constituents and cytotoxic activity of the lichen Usnea undulata” ,Vietnam J. Chem, 58(1), 63
3. Trung Do, Trang T.H. Nguyen, Thai N. Ha, Nguyen T.H. Nhu, Nguyen Van Lam, Nguyen T.T. Tram, and Yen Pham (2019), “Identification of Anti-Helicobacter pylori Compounds From Usnea undulata”, Natural Product Communications, pp.1-3.
4. Tram Thi Thu Nguyen, Trinh Thi Diem Vo, Yen Hoang Tran, Dat Tuan Truong, Duy Chi Phan, Phuoc Huu Le (2021), “Photoprotective Activity of Lichen Extracts and Isolated Compounds in Parmotrema Tinctorum”, Biointerface Research in Applied Chemistry, Volume 11, Issue 5, 12653-12661.
5. Duong Thuc Huy (2015), “Study on chemical constituents and biological activities of four lichens growing in the South of Vietnam”, PhD thesis, Vietnam National University, Ho Chi Minh City, University of Science.
6. Prashith Kekuda TR, Mesta AR, Vinayaka KS, Darshini SM and Akarsh S, (2016), “Antimicrobial Activity of Usnea ghattensis G. Awasthi and Usnea undulata Stirt”, Journal of Chemical and Pharmaceutical Research, 8(12), 83-88.
7. Thiago I.B.L., Roberta G.C, Nídia C.Y, et al. (2008), “Radical-scavenging activity of orsellinates”, Chem. Pharm. Bull. , 56, pp.1551-1554.
8. Huneck S. and Yoshimura I. (1996), Identification of lichen substances. Springer, 160-163.
9. Pathak, Ashutosh (2017), “Potenial of methyl- β-orcinolcarboxylate as antibiofilm agent: an in silico study”, Pharma Science Monitor, Vol. 8 Issue 3, 305-315.
10. Vinitha M. Thadhan and Veranja Karunaratne (2017), Potential of Lichen Compounds as Antidiabetic Agents with Antioxidative Properties: A Review, Hindawi Oxidative Medicine and Cellular Longevity Volume 2017, Article ID 2079697, 1-11.