ĐẶC ĐIỂM CÁC BỆNH RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP Ở BỆNH NHÂN NGOẠI TRÚ BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Bệnh răng miệng đã từ lâu được xem là gánh nặng của ngành y tế và ảnh hưởng trong suốt đời người bệnh, Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ bệnh răng miệng cao nhất thế giới. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ đặc điểm các bệnh răng miệng thường gặp ở bệnh nhân ngoại trú Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích trên 450 bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên đến khám tại phòng khám Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Kết quả: Bệnh nhân bị sâu răng vĩnh viễn là 97,8%, tỷ lệ sâu răng ở bệnh nhân nam (97,6%) thấp hơn bệnh nhân nữ (98,0%), tỷ lệ sâu răng của bệnh nhân tăng dần theo tuổi, tỷ lệ sâu răng thấp nhất ở bệnh nhân từ 18-30 tuổi (96,0%), cao nhất ở bệnh nhân từ 51 tuổi trở lên (100%); chảy máu nướu là 72,7%, có tụt nướu là 26,7%; về tình trạng tổn thương niêm mạc miệng, tỷ lệ bệnh nhân bị áp xe là 2,9%, bị loét là 0,8%. Kết luận: Tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn là 97,8%; chảy máu nướu là 72,7%, có tụt nướu là 26,7%; về tình trạng tổn thương niêm mạc miệng, tỷ lệ bệnh nhân bị áp xe là 2,9%, bị loét là 0,8%.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh răng miệng, sâu răng
Tài liệu tham khảo
2. Nguyễn Cẩn, Ngô Đồng Khanh (2007), “Phân tích dịch tễ bệnh sâu răng và nha chu ở Việt Nam”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 11 (3) tr.1-6.
3. Trần Thị Phương Đan (2012), “Tình trạng sức khỏe răng miệng của người dân Đồng bằng sông Cửu Long và các yếu tố liên quan”, Luận văn Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh. 4. Trịnh Đình Hải (2005), “Đánh giá tình trạng sâu răng ở hai vùng đồng bằng ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu khoa học, 2(34), tr.92-98.
5. Trịnh Đình Hải, Nguyễn Thị Hồng Minh, Trần Cao Bính (2019), “Điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc 2019”, Nhà xuất bản Y học.
6. Phạm Hồng Phúc (2019), “Thực trạng bệnh răng miệng và nhận thức thái độ thực hành của người bệnh trong chăm sóc sức khỏe răng miệng tại khoa Răng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 năm 2019”, Luận văn Thạc sĩ Điều dưỡng, Đại học Thăng Long.
7. Huỳnh Thúy Phương, Nguyễn Minh Khởi, Lâm Nhựt Tân (2015), “Nghiên cứu tình trạng bệnh răng miệng và nhu cầu điều trị của sinh viên chính quy năm thứ nhất Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm học 2014-2015”, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ, 19(3).
8. Dye B, Thornton-Evans G, Li X, Iafolla T (2015), “Dental caries and tooth loss in adults in the United States, 2011-2012”, NCHS Data Brief, (197).
9. Geber J, Murphy E (2018), “Dental markers of poverty: Biocultural deliberations on oral health of the poor in mid-nineteenth-century Ireland”, Am J Phys Anthropol, 167(4), pp. 840-855.
10. Geleto A, Sinba E, Ali MM (2022), “Dental caries and associated factors among patients visiting Shashamane Comprehensive Specialized Hospital”, PLoS One, 17(3).
11. Ismail AI, Sohn W, Tellez M, Amaya A, Sen A, Hasson H, et al. (2007), “The International Caries Detection and Assessment System (ICDAS): an integrated system for measuring dental caries”, Community Dent Oral Epidemiol, 35(3), pp.170-178.
12. Kassebaum NJ, Smith AGC, Bernabé E, Fleming TD, Reynolds AE, Vos T, et al. (2017), “Global, Regional, and National Prevalence, Incidence, and Disability-Adjusted Life Years for Oral Conditions for 195 Countries, 1990-2015: A Systematic Analysis for the Global Burden of Diseases, Injuries, and Risk Factors”, J Dent Res, 96(4), pp.380-387.
13. Lambert M, De Reu G, De Visschere L, Declerck D, Bottenberg P, Vanobbergen J (2018), “Social gradient in caries experience of Belgian adults 2010”, Community Dent Health, 35(3), pp.160-166.
14. Petersen P.E., Baez R.J. (2013), “World Health Organization”, Oral Health Surveys, Basic Methods, 5th edition.
15. Sødal ATT, Hove LH, Diep MT, Skudutyte-Rysstad R, Koldsland OC (2022), “Periodontal conditions in a 65-year-old population and prevalence of periodontitis according to three different bone level thresholds”, BMC Oral Health, 22(1).
16. Teshome A, Muche A, Girma B (2021), “Prevalence of Dental Caries and Associated Factors in East Africa, 2000-2020: Systematic Review and Meta-Analysis”, Front Public Health, 9.