ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NHÂN RỤNG TÓC ANDROGEN TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Nguyễn Thị Thùy Trang1,, Nguyễn Thị Thùy Trang1, Nguyễn Văn Lâm1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

  Đặt vấn đề: Rụng tóc androgen là tình trạng tóc mỏng và rụng từ từ tập trung chủ yếu ở vùng trán, đỉnh do di truyền và phụ thuộc vào nội tiết tố androgen. Đây là rụng tóc phổ biến nhất hiện nay ở cả nam và nữ. Tuy nhiên ở Việt Nam có rất ít nghiên cứu về bệnh. Một số nghiên cứu đã báo cáo mối liên quan giữa rối loạn về mặt cận lân sàng với độ nặng của bệnh như rối loạn lipid máu, nhưng dữ kiện còn hạn chế. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan của bệnh nhân rụng tóc androgen tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 20222023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán rụng tóc androgen đến khám tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2022-2023. Kết quả: Tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu 40,7±13,7. Nữ 60%, nam 40%. Phân độ AGA mức độ nhẹ chiếm 26,7%, trung bình 40%, nặng 33,3%. Thời gian bệnh 3,37±1,59 năm. Test kéo tóc dương tính chiếm 73,3%. Tiền sử gia đình mắc AGA chiếm 83,3%. Cholesterol 4,64±0,78 mmol/L, triglycerid 1,51±0,44 mmol/L, HDL-c 1,09±0,26 mmol/L, LDL-c 2,87±0,51 mmol/L. Mức độ bệnh càng nặng cho thấy nồng độ cholesterol TP, triglycerid, LDL-c càng tăng. Không có sự khác biệt nồng độ HDL-c giữa các nhóm đối tượng. Kết luận: Bệnh khởi phát thường ở độ tuổi trung niên. Có sự khác biệt về mức độ nặng theo giới. Thời gian bệnh càng dài mức độ nặng của bệnh càng tăng. Tiền sử gia đình liên quan đến tỉ lệ mắc bệnh. Test kéo tóc dương tính đánh giá độ hoạt động của bệnh. Có mối liên quan giữa AGA và rối loạn lipid máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Thường. Hình ảnh lâm sàng, chẩn đoán và điều trị trong chuyên ngành da liễu tập 2, Nhà xuất bản y học. 2019. 516-522.
2. Vañó-Galván, S., Saceda-Corralo, D., Blume-Peytavi, U., Cucchía, J., Dlova, N. C., et al. Frequency of the Types of Alopecia at Twenty-Two Specialist Hair Clinics: A Multicenter Study. Skin appendage disorders. 2019. 5(5), 309-315, https://doi.org/10.1159/000496708.
3. Sathyanarayanan, H., & Sundaram, M. Study of Association of Dyslipidemia in Male Androgenetic Alopecia Patients in a Tertiary Care Hospital. Cureus. 2024. 16(1), e51741, https://doi.org/10.7759/cureus.51741.
4. Salman, K. E., Altunay, I. K., Kucukunal, N. A., & Cerman, A. A. Frequency, severity, and related factors of androgenetic alopecia in dermatology outpatient clinic: hospital-based crosssectional study in Turkey. Anais brasileiros de dermatologia. 2017. 9(2), 35-40, https://doi.org/10.1590/abd1806-4841.20175241
5. Hamilton J. B. Patterned loss of hair in man; types and incidence. Annals of the New York Academy of Sciences. 1951. 53(3), 708–728, https://doi.org/10.1111/j.1749-6632. 1951.tb31971.x
6. Al Aboud AM, Zito PM. Alopecia. In: StatPearls. StatPearls Publishing, Treasure Island (FL). 2023.
7. McDonald KA, Shelley AJ, Colantonio S, Beecker J. Hair pull test: Evidence-based update and revision of guidelines. Journal of the American Academy of Dermatology. 2017. 76(3), 472-477, https://doi: 10.1016/j.jaad.2016.10.002.
8. Park, S. Y., Oh, S. S., & Lee, W. S. Relationship between androgenetic alopecia and cardiovascular risk factors according to BASP classification in Koreans. The Journal of dermatology. 2016. 43(11), 1293-1300, https://doi.org/10.1111/1346-8138.13355.
9. Nantermet, P., Harada, S., Liu, Y., Cheng, S., Johnson, C., et al. Gene expression analyses in cynomolgus monkeys provides mechanistic insight into high-density lipoprotein-cholesterol reduction by androgens in primates. Endocrinology. 2008. 149(4), 1551-1561, https://doi.org/10.1210/en.2007-1151.
10. Banger, H. S., Malhotra, S. K., Singh, S., & Mahajan, M. Is Early Onset Androgenic Alopecia a Marker of Metabolic Syndrome and Carotid Artery Atherosclerosis in Young Indian Male Patients? International journal of trichology. 2015. 7(4), 141-147, https://doi.org/10.4103/0974-7753.171566.