TÌNH HÌNH SINH ENZYME β LACTAMASE PHỔ RỘNG CỦA ESCHERICHIA COLI VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN

Võ Thái Dương1,, Đỗ Hoàng Long2, Nguyễn Thị Diệu Hiền3
1 Phòng khám Đa khoa Phương Đức, Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tình hình sinh enzyme β lactamase phổ rộng (ESBL) của Escherichia coli là vấn đề đáng quan tâm hiện nay đối với sự đề kháng kháng sinh của các bệnh nhiễm trùng do Escherichia coli tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Việc xác định giá trị các phương pháp phát hiện Escherichia coli sinh enzyme β lactamase phổ rộng là rất cần thiết cho thực hành lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ sinh enzyme β lactamase phổ rộng của vi khuẩn Escherichia coli bằng phương pháp đĩa kết hợp và máy tự động phoenix M50; Xác định giá trị độ nhạy, độ đặc hiệu của phương pháp đĩa kết hợp và máy tự động phoenix M50 trong phát hiện sinh enzyme β lactamase phổ rộng của Escherichia coli. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện trên 155 chủng Escherichia coli thu thập từ nuôi cấy mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân nhiễm trùng tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ tháng 7/2021-5/2022. Tiến hành thử nghiệm xác định sinh enzyme β lactamase phổ rộng bằng 2 phương pháp đĩa kết hợp và máy tự động phoenix M50. Kết quả: Tỷ lệ sinh enzyme β lactamase phổ rộng của Escherichia coli là 60,7% với phương pháp đĩa kết hợp và 58,9% với máy tự động Phoenix M50. Thử nghiệm sinh enzyme β lactamase phổ rộng bằng phương pháp đĩa kết hợp có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt là 99,1% và  98,6%. Sử dụng máy Phoenix M50 thử nghiệm có độ nhạy và độ đặc hiệu lần lượt tương thích gần như hoàn toàn giữa hai phương pháp thử nghiệm sinh  của Escherichia coli với hệ số kappa là 0,989. Kết luận: Tỷ lệ sinh  của Escherichia coli bằng phương pháp đĩa kết hợp và máy Phoenix M50 khá cao và có hệ số tương thích kappa giữa hai phương pháp gần như hoàn toàn trong đánh giá sinh enzyme β lactamase phổ rộng của vi khuẩn (kappa=0,989). Như vậy, phương pháp đĩa kết hợp nên được khuyến cáo sử dụng vì hiệu quả cao hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chu Thị Hải Yến (2014), “Khảo sát tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn phân lập tại Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, số 5, tr.75-82.
2. Mai Thị Thu Huyền, Nguyễn Đình Duy, Nguyễn Hữu Lân (2018), “Các vi khuẩn thường gặp và tính đề kháng kháng sinh của chúng tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch từ 11/2016 – 11/2017”, Tạp chí Y học Thành Phố Hồ Chí Minh, 22(5), tr. 196-200.
3. Lương Hồng Loan, Huỳnh Minh Tuấn (2020), “Trực khuẩn gram âm tiết ESBL và phổ đề kháng kháng sinh tại Bệnh viện Y học TP. Hồ Chí Minh”, 24(2), tr. 223-229.
4. Nguyễn Thành Tín (2018), “Xác định kiểu hình và kiểu gen của vi khuẩn Escherichia coli và Klebsiella pnemoniae tiết ESBL phân lập tại Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu”, Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, số 5, tr. 246-251.
5. Chakraborty A., Adhikari P., Shenoy S. & Saralaya V. (2015), “Clinical significance and phylogenetic background of extended spectrum beta-lactamase producing Escherichia coli isolates from extra-intestinal infections”, J Infect Public Health, 8(3), pp. 248-253.
6. Chang Y.T., Coombs G., Ling T., et al. (2017), “Epidemiology and trends in the antibiotic susceptibilities of Gram-negative bacilli isolated from patients with intra-abdominal infections in the Asia-Pacific region, 2010-2013”, Int J Antimicrob Agents, 49(6), pp. 734-739.
7. Drieux L, Brossier F, Sougakoff W. and Jarlier V. (2010), “Phenotypic detection of extended – spectrum beta-lactamase producing in Enterobacteriaceae”. CMI, 14(Suppl.1), pp. 90-103.
8. WHO ( 2019), “New report calls for urgent action to avert antimicrobial resistance crisis”, Joint News Release, pp.1-4.