ĐẶC ĐIỂM SÓNG TỔN THƯƠNG VÀ CÁC THÔNG SỐ TẠO NHỊP Ở BỆNH NHÂN RỐI LOẠN NHỊP CHẬM CÓ CẤY MÁY TẠO NHỊP VĨNH VIỄN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ

Lý Ngọc Luân1,, Hà Văn Phúc2, Ngô Hoàng Toàn3
1 Bệnh viện Tim mạch thành phố Cần Thơ
2 Sở Y tế tỉnh Kiên Giang
3 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sóng tổn thương (COI) xuất hiện khi cố định điện cực gây ra tổn thương mô cơ tim. COI xuất hiện trong thời gian ngắn, có ý nghĩa trong việc xác định tính ổn định của điện cực và giá trị các thông số tạo nhịp trong quá trình cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm COI và các thông số tạo nhịp ở bệnh nhân rối loạn nhịp chậm có cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2021-2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu được tiến hành trên 45 bệnh nhân rối loạn nhịp chậm được cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ 2021-2022. Kết quả: 37 điện cực nhĩ phải: Độ rộng của COI (IEd-COI) và mức độ chênh lên đoạn ST của COI (STe-COI) từ 157,7±9,1ms và 2,9±1,2mV sau xoắn giảm xuống 117,6±7,1ms và 1,3±0,4mV sau 10 phút (p<0,001). 45 điện cực thất phải: IEd-COI và STe-COI từ 256,7±20,1 ms và 11,5±3,2mV sau xoắn giảm xuống 182,6±17,1ms và 6,4±2,2mV sau 10 phút (p<0,001). Kết luận: STe-COI, IEd-COI, ngưỡng tạo nhịp, trở kháng giảm sau 10 phút xoắn cố định điện cực, độ nhận cảm tăng sau 10 phút xoắn cố định điện cực.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chung Tấn Định (2018), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị rối loạn nhịp chậm bằng cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Sóc Trăng”, Luận văn bác sĩ chuyên khoa cấp 2, Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
2. Nguyễn Tri Thức, Huỳnh Văn Minh (2014), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và vai trò máy tạo nhịp hai buồng trong điều trị rối loạn nhịp chậm tại Bệnh viện Chợ Rẫy”, Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 18, phụ bản số 2.
3. Phùng Đức Thúy (2017), “Nghiên cứu đặc điểm sóng tổn thương và sự biến đổi ngưỡng tạo nhịp tim trong khi cấy máy tạo nhịp”, Luận văn thạc sỹ 2017, Đại học Y Hà Nội.
4. Haghjoo M. (2014), “Prediction of Midterm Performance of Active-Fixation Leads Using Current of Injury”, Pacing And Clinical Electrophysiology (PACE), Vol 29 (3), pp.231-236.
5. Kusumoto, F. M., Schoenfeld, M. H., Barrett, C., et al. (2018), 2018 ACC/AHA/HRS Guideline on the Evaluation and Management of Patients With Bradycardia and Cardiac Conduction Delay: Executive Summary: A Report of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force on Clinical Practice Guidelines, and the Heart Rhythm Society. J Am Coll Cardiol.11.
6. Luis Molina (2013), “Medium-Term Effects of Septal and Apical Pacing in Pacemaker Dependent Patients: A Double-Blind Prospective Randomized Study”, Pacing Clinical Electrophysiol (PACE), Vol 37, pp.207-214.
7. Redfearn DP, Gula LJ, Klein GJ et al. (2007), “Current of Injury Predicts Acute Performance of Catheter-Delivered Active Fixation Pacing Leads”, Pacing Clinical Electrophysiol (PACE), Vol 30, pp.1438-1444.
8. Shali Shalaimaiti (2018), “Could persistency of current of injury forecast successful active-fixation pacing lead implantation?”, International Journal of Cardiology, 258(2018), pp.121-125.
9. Saxonhouse S.J. (2005), “Current of Injury Predicts Adequate Active Lead Fixation in Permanent Pacemaker/ Defibrillation Leads,” Journal of the American College of Cardiology, Vol 45, No 3, pp.412-417.