NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN MỨC ĐỘ THIẾU MÁU Ở TRẺ THIẾU MÁU THIẾU SẮT TỪ 6 THÁNG ĐẾN 60 THÁNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Thiếu máu thiếu sắt là một vấn đề sức khỏe cộng đồng phổ biến, ảnh hưởng đến 1,2 tỉ người trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và xác định một số yếu tố liên quan đến mức độ thiếu máu ở trẻ thiếu máu thiếu sắt. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 65 trẻ thiếu máu thiếu sắt từ 6 tháng đến 60 tháng tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ từ năm 2023 đến năm 2024. Kết quả: Bệnh nhân giới tính nam chiếm 70,0%, phần lớn bệnh nhân tuổi từ 24 tháng đến <60 tháng tuổi (56,9%) và cư trú ở nông thôn (86,2%). Triệu chứng da xanh xao thường gặp nhất với tỉ lệ 80,0%, kế đến là niêm nhợt, lòng bàn tay nhợt chiếm tỉ lệ lần lượt là 76,9% và 56,9%. Huyết sắc tố (Hb) trung bình là 75,40 ± 19,48 g/dL, ferritin và sắt huyết thanh trung bình lần lượt là 6,95 ± 2,71 ng/mL và 2,91 ± 1,80 mmol/L. Thiếu máu mức độ nhẹ chiếm tỉ lệ cao nhất (52,3%). Mối liên quan giữa tình trạng suy dinh dưỡng và nghèo, cận nghèo với mức độ thiếu máu có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Kết luận: Triệu chứng lâm sàng thường gặp của thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 6 tháng đến 60 tháng là da xanh xao, niêm nhợt, lòng bàn tay nhợt. Yếu tố liên quan đến mức độ thiếu máu là tình trạng suy dinh dưỡng và nghèo, cận nghèo.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Thiếu máu thiếu sắt, thiếu máu, trẻ em
Tài liệu tham khảo
2. Suzana de S.Q., Marco A. Iron deficiency anemia in children. Jornal de Pediatria. 2000. 76 (3), 298-304. DOI https://doi.org/10.2223/jped.167.
3. Sripriya S., Heike R. Prevention of iron deficiency anemia in infants and toddlers. Pediatric research. 2021. 89 (1), 63-73. DOI https://doi.org/10.1038/s41390-020-0907-5.
4. Camaschella C. Iron deficiency. Blood, The Journal of the American Society of Hematology. 2019. 133 (1), 30-39. DOI https://doi.org/10.1182/blood-2018-05-815944.
5. Bệnh viện Nhi đồng 2. Phác đồ điều trị Nhi khoa. Nhà xuất bản Y học. 2016. 768 - 770.
6. Stevens G.A., Finucane M.M., De-Re L.M. Global, regional, and national trends in haemoglobin concentration and prevalence of total and severe anaemia in children and pregnant and nonpregnant women for 1995-2011: a systematic analysis of population-representative data. Lancet Glob Health. 2013. 1 (1), 16 - 25. DOI https://doi.org/10.1016/S2214-109X(13)70001-9.
7. Viện Dinh dưỡng. Đánh giá tình trạng thiếu máu, thiếu một số vi chất dinh dưỡng ở phụ nữ và trẻ em năm 2014. Hội nghị Công bố kết quả Tổng điều tra vi chất dinh dưỡng tháng 10 năm 2015. 2015.
8. Coutinho G.G.P.L., Goloni-Bertollo E.M., Bertelli E.C.P. Iron deficiency anemia in children: a challenge for public health and for society. Sao Paulo Med. 2005. 123 (2), 88-92. DOI https://doi.org/10.1590/s1516-31802005000200011.
9. World Health Organization. Iron deficiency anaemia: assessment, prevention and control: A guide for programme managers. 2001.
10. Trần Minh Long, Tăng Xuân Hải, Nguyễn Văn Tuấn. Hiệu quả điều trị thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em dưới 5 tuổi tại khoa khám bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Tạp chí Y học Cộng đồng. 2022. 63. DOI https://doi.org/10.52163/yhc.v63i.
11. Bộ Y tế. Thiếu máu, xếp loại, chẩn đoán và điều trị. Chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý huyết học. 2022. 10-15.
12. Nguyễn Thị Trang, Nguyễn Ngọc Sáng, Vũ Văn Quang, Nguyễn Thị Ngọc Thủy. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở trẻ từ 6 tháng đến 5 tuổi. 2021. Tạp chí Y học Việt Nam. 194-199.
13. Trần Xuân Tuấn, Nguyễn Văn Sơn. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu thiếu sắt ở bệnh nhân từ 2 tháng đến 60 tháng tại bệnh viện a thái nguyên. TNU Journal of Science and Technology. 2022. 227 (14), 22-27. DOI https://doi.org/10.34238/tnujst.6268.
14. Chaparro C.M., Suchdev P. S. Anemia epidemiology, pathophysiology, and etiology in low‐and middle‐income countries. Annals of the new York Academy of Sciences. 2019. 1450 (1), 15-31. DOI https://doi.org/10.1111/nyas.14092.