TỶ LỆ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KÉM ĐÁP ỨNG VỚI ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU Ở BỆNH NHÂN BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI LỌC MÁU CHU KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Nguyễn Thị Diễm Thúy1,, Nguyễn Như Nghĩa1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thiếu máu là một vấn đề thường gặp ở bệnh nhân bệnh thận mạn đặc biệt trong giai đoạn lọc máu chu kỳ. Điều trị thiếu máu ở nhóm bệnh nhân này hiện tại còn nhiều khó khăn do đó việc nghiên cứu này góp phần đưa ra giải pháp nhằm cải thiện tình trạng thiếu máu, giảm nhu cầu truyền máu và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ và một số yếu tố liên quan đến kém đáp ứng với điều trị thiếu máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 118 bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ tại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ từ tháng 10/2022 đến tháng 10/2023. Kết quả: Trong 118 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, tỷ lệ đáp ứng kém với điều trị thiếu máu là 76,3% trong đó thiếu máu mức độ trung bình chiếm 40%, mức độ nặng chiếm 60%. Kết quả phân tích hồi quy đơn biến cho thấy, PTH máu tăng >300pg/ml, β2M máu tăng >40mg/l, chỉ số NRL tăng >3,5 có liên quan đến đáp ứng kém với điều trị thiếu máu với p<0,05. Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy, β2M máu tăng >40 mg/l có liên quan đến sự đáp ứng kém với điều trị thiếu máu với p=0,014. Kết luận: Bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ có tỉ lệ đáp ứng kém với điều trị thiếu máu cao (76,3%) và liên quan chặt chẽ với nồng độ β2M máu. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. GBD Chronic Kidney Disease Collaboration. Global, regional, and national burden of chronic kidney disease, 1990-2017: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2017. Lancet (London, England). 2020. 395(10225), 709-733. doi:10.1016/s0140-6736(20)30045-3.
2. Cases A., Coll E., Collado S. Anemia in chronic kidney disease and its cardiovascular implications. Medicina clinica. 2009. 132, Suppl 1, 38-42. doi:10.1016/s0025-7753(09)70961-3.
3. Weir M.R. Managing Anemia across the Stages of Kidney Disease in Those Hyporesponsive to Erythropoiesis-Stimulating Agents. American Journal of Nephrology. 2021. 52(6), 450-466. doi:10.1159/000516901.
4. Mase K., Yamagata K., Yamamoto H., Tsuruya K., Hase H., et al. Predictors of Hyporesponsiveness to Erythropoiesis-Stimulating Agents in Patients with Non-DialysisDependent Chronic Kidney Disease (RADIANCE-CKD Study). American Journal of Nephrology. 2023. 54(11-12), 471-478. doi:10.1159/000534438.
5. Babitt J.L., Lin H.Y. Mechanisms of anemia in CKD. Journal of the American Society of Nephrology : JASN. 2012. 23(10), 1631-4. doi:10.1681/asn.2011111078.
6. Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và ảnh hưởng của màng lọc đối lưu cao trên bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ đáp ứng kém với điều trị thiếu máu tại Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ. Luận văn chuyên khoa cấp II. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2019. 88.
7. KDIGO. KDIGO Clinical Practice Guideline for Anemia in Chronic Kidney Disease. Kidney International Supplements. 2012. 2(4), 283-287. doi:10.1038/kisup.2012.41.
8. Cappellini M.D., Motta I. Anemia in Clinical Practice-Definition and Classification: Does Hemoglobin Change With Aging? Seminars in hematology. 2015. 52(4), 261-9. doi:10.1053/j.seminhematol.2015.07.006.
9. Hồ Tấn Thông, Nguyễn Thanh Hiệp, Nguyễn Quỳnh Trúc. Tỉ lệ thiếu máu trên bệnh nhân bệnh thận mạn đang lọc máu chu kỳ có điều trị Erythropoietin và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện nhân dân Gia Định, năm 2022. Tạp chí Y học Việt Nam. 2022. 514(1), 150-154.
10. Nguyễn Văn Tuấn, Trần Thị Anh Thơ. Khảo sát đặc điểm thiếu máu ở bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối lọc máu chu kỳ. Tạp chí Y học Việt Nam. 2021. 503(2), 193-198.
11. Huỳnh Trinh Trí, Lữ Công Trung, Mã Lan Thanh, Trần Ngọc Giải. Đánh giá các yếu tố gây kém đáp ứng điều trị erythropoietin ở bệnh nhân suy thận mạn đang chạy thận nhân tạo. Kỷ yếu Hội Nghị Khoa học Bệnh viện An Giang. 2013. Số tháng 10/2013, 87-93.
12. Sedighi O., Abediankenari S., Omranifar B. Association between plasma Beta-2 microglobulin level and cardiac performance in patients with chronic kidney disease. Nephro-urology monthly. 2015. 7(1), e23563, doi:10.5812/numonthly.23563.
13. Mayne K.J., Lees J.S., Rutherford E., Thomson P.C., Traynor J.P., et al. Neutrophil-tolymphocyte and platelet-to-lymphocyte ratios: associations with mortality in a haemodialysis cohort. Clinical Kidney Journal. 2022. 16(3), 512-520, doi:10.1093/ckj/sfac248.
14. Yoshitomi R., Nakayama M., Sakoh T., Fukui A., Katafuchi E., et al. High neutrophil/lymphocyte ratio is associated with poor renal outcomes in Japanese patients with chronic kidney disease. Renal failure. 2019. 41(1), 238-243, doi:10.1080/0886022x.2019.1595645.