NGHIÊN CỨU ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VĨNH LONG NĂM 2023-2024
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Động lực làm việc của nhân viên y tế là yếu tố quyết định tới sự thành công hay thất bại của bệnh viện. Mặc dù là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh Vĩnh Long, hiện tại bệnh viện còn thiếu nhiều Bác sĩ và có người sau khi tốt nghiệp sau Đại học đã xin chuyển công tác hoặc tự ý nghỉ việc. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát động lực làm việc và xác định một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long năm 2023-2024. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng thiết kế cắt ngang mô tả động lực làm việc và cắt ngang phân tích xác định một số yếu tố liên quan trên 589 nhân viên y tế làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Vĩnh Long năm 2023-2024. Kết quả: Động lực làm việc cao của nhân viên y tế đang làm việc tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long là 51,6%. Nghiên cứu tìm thấy một số yếu tố liên quan đến động lực làm việc của nhân viên y tế như: NVYT là người có thu nhập chính trong gia đình (aOR=1,9, 95% CI: 1,1-3,4, p=0,041), chưa đáp ứng nhu cầu thừa nhận thành tích (aOR=3,3, 95% CI: 1,7-
6,5, p<0,001), chưa đáp ứng nhu cầu về sự thăng tiến (aOR=2,0, 95% CI: 1,1-3,9, p=0,043), về sự thành đạt (aOR=3,6, 95% CI: 1,8-7,0, p<0,001), các mối quan hệ lãnh đạo và đồng nghiệp tiêu cực (aOR=2,1, 95% CI: 1,1-4,6, p<0,047), các chế độ, chính sách chưa đáp ứng(aOR=2,7, 95% CI: 1,3-5,3, p=0,005). Kết luận: Tỷ lệ động lực làm việc cao của nhân viên chỉ ở mức trung bình và các yếu tố thuộc về sự đáp ứng của bệnh viện liên quan đến động lực làm việc của nhân viên. Bệnh viện cần có những biện pháp để tạo động lực làm việc cho nhân viên y tế để họ có thể làm việc hiệu quả và gắn bó lâu dài với bệnh viện.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Động lực làm việc, nhân viên y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long
Tài liệu tham khảo
2. Viện Y tế công cộng. Giáo trình Quản trị nhân lực Y tế. NXB Y học. 2018. Hà Nội.
3. Sở Y tế tỉnh Vĩnh Long. Báo cáo số: 396 /BC-SYT, ngày 17 tháng 02 năm 2023 Báo cáo thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực y tế. Vĩnh Long.
4. Hoàng Thị Hồng Lộc và Nguyễn Quốc Nghi. Xây dựng khung lý thuyết về động lực làm việc ở khu vực công tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 2014. 32 (2014), 97105, doi-ctu.jvn.2014.152.
5. Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long. Nghị quyết số 53/2022/NQ-HDND ngày 14 tháng 12 năm 2022 về việc ban hành Quy định chính sách phát triển nguồn nhân lực y tế giai đoạn 2022-2026 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. 2022. Vĩnh Long.
6. Danh Thái Lan, Nguyễn Hữu Thắng, Tống Thị Thảo. Động lực làm việc của nhân viên y tế tại bệnh viện phổi tỉnh Sơn La, năm 2021. Tạp chí y học Việt Nam. 2023. Tập 523, (số 2), 284 – 287, DOI: https://doi.org/10.51298/vmj.v523i2.4575.
7. Nguyễn Đức Thành, Chu Huyền Xiêm, Bùi Thị Mỹ Anh, Nguyễn Văn Mạnh, Tạ Thị Kim Huệ. Động lực làm việc của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk năm 2019. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển. 2020. Tập 04, (Số 03), 42 – 49, DOI : https://doi.org/10.38148/JHDS.0403SKPT20-035.
8. Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Xuân Lương, Phùng Thanh Hùng. Động lực làm việc của bác sĩ và một số yếu tố ảnh hưởng tại Viện Y Dược học Dân tộc Thành phố Hồ Chí Minh năm 2020. Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển. 2020. Tập 04, Số 03, doi.org/10.38148/JHDS.0403SKPT20-059.
9. Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Đức Thành. Động lực làm việc của điều dưỡng và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh năm 2021, Tạp chí Khoa học Nghiên cứu Sức khỏe và Phát triển. 2021, 05, doi.org/10.38148/JHDS.0505SKPT21-045.
10. Nguyễn Thùy Trang, Bùi Thị Mỹ Anh, Lê Ngọc Của. Động lực làm việc của điều dưỡng viên và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long, Thành Phố Cần Thơ năm 2020. Tạp chí nghiên cứu khoa học. 2020. 60 (7), 191 – 197.
11. Amballi Adebayo Adetola et al. Effect of Work Motivation on Job Performance Among Healthcare Providers in University College Hospital, Ibadan, Oyo State. 2022. Central Asian Journal of Medical and Natural Sciences. 2022. 03, ISSN: 2660-4159, doi.org/10.17605/cajmns.v3i2.655.