NHU CẦU VÀ MỨC ĐỘ SẴN SÀNG CHI TRẢ CHO SÀNG LỌC TRƯỚC SINH MỘT SỐ DỊ TẬT BẨM SINH CỦA PHỤ NỮ TRONG ĐỘ TUỔI SINH ĐẺ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Hoàng Lê Tuấn Hùng1,, Nguyễn Thị Phương Thảo2, Võ Văn Khoa3, Lê Quang Phong1, Quang Hoàng Khánh Phương 1, Châu Viết Lộc1, Nguyễn Quốc Việt4, Đậu Văn Quý5
1 Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
2 Viện Nghiên cứu Sức khoẻ Cộng đồng, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
3 Bộ môn Phụ Sản, Trường Đại học Y - Dược, Đại học Huế
4 Trường Đại Học Y-Dược, Đại học Huế
5 Trường Đại học Y-Dược, Đại học Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Sàng lọc trước sinh giúp xác định các dị tật bẩm sinh hoặc các vấn đề y tế trong thai kỳ, giúp phụ nữ mang thai và gia đình có thêm thông tin về tình trạng sức khỏe của thai nhi, từ đó mở ra cơ hội để thực hiện các biện pháp can thiệp sớm nếu cần thiết, giúp cải thiện kết quả sức khỏe cho thai nhi và mẹ. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả nhu cầu sàng lọc trước sinh về dị tật bẩm sinh của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Thừa Thiên Huế và xác định mức sẵn sàng chi trả cho các biện pháp sàng lọc. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang. Chúng tôi phỏng vấn 423 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 bằng bộ câu hỏi soạn sẵn. Kết quả: Có 86,8% đối tượng nghiên cứu có nhu cầu thực hiện sàng lọc trước sinh. Mức giá trung bình mà họ sẵn sàng chi trả cho biện pháp sàng lọc kết hợp là 787.843 đồng. Mức giá trung bình sẵn sàng chi trả cho 3 gói dịch vụ sàng lọc không xâm lấn lần lượt là 1.203.428 đồng, 1.497.606 đồng, 2.199.468  đồng cho sàng lọc kết hợp. Kết luận: Nghiên cứu này cho thấy nhu cầu sàng lọc trước sinh về dị tật bẩm sinh của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ở Thừa Thiên Huế là rất cao. Tuy nhiên, mức giá dịch vụ cho các gói sàng lọc không xâm lấn thấp ở các cơ sở y tế tại cao hơn rất nhiều so với mức sẵn sàng chi trả của nhóm đối tượng nghiên cứu. Kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc hỗ trợ quản lý chương trình sàng lọc, cung cấp thông tin quan trọng để định hình chính sách bảo hiểm y tế, hỗ trợ chi phí và đồng chi trả với người dân đối với các xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho dị tật bẩm sinh. 

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tăng Thị Huyền, Nhận xét giá trị sàng lọc trước sinh phát hiện trisomy 13, trisomy 18, trisomy
21 của phương pháp nipt tại bệnh viện phụ sản hà nội trong giai đoạn 2017-2019, Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2021. [Online]. Available: https://luanvan.org/khoaluan-nhan-xet-gia-tri-sang-loc-truoc-sinh-phat-hien-trisomy-13-trisomy-18-trisomy-21-cuaphuong-phap-nipt-tai-benh-5396/
2. R. Wapner et al., First-Trimester Screening for Trisomies 21 and 18. N Engl J Med. 2003. vol. 349, no. 15, 1405–1413, doi: 10.1056/NEJMoa025273.
3. K. R. M. Van Der Meij, L. Henneman, and E. A. Sistermans, Non‐invasive prenatal testing for everybody or contingent screening?, Prenatal Diagnosis. 2023. vol. 43, no. 4, 443–447, doi: 10.1002/pd.6296.
4. N. Duy Ánh, Mức độ sẵn sàng chi trả cho sàng lọc trước sinh hội chứng down tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội năm 2020. VMJ. 2021. vol. 503, no. 2, doi: 10.51298/vmj.v503i2.781.
5. T. Klose, The contingent valuation method in health care. Health Policy. 1999. vol. 47, no. 2, 97–123, doi: 10.1016/S0168-8510(99)00010-X.
6. E. J. (Joanne) Verweij, D. Oepkes, M. De Vries, M. E. (Elske) Van Den Akker, E. S. Van Den Akker, and M. A. De Boer, Non-invasive prenatal screening for trisomy 21: What women want and are willing to pay, Patient Education and Counseling. 2013. vol. 93, no. 3, 641–645, doi: 10.1016/j.pec.2013.08.006.
7. We Are Social, Digital Report: Vietnam 2023, DataReportal – Global Digital Insights. Accessed: Dec. 27, 2023. [Online]. Available: https://datareportal.com/reports/digital-2023vietnam.
8. S. J. Wright, G. Dalal, C. M. Vass, S. Georgsson, and K. Payne, How do women want to receive information about non‐invasive prenatal testing? Evidence from a discrete choice experiment, Prenatal Diagnosis. 2022. vol. 42, no. 11, 1377–1389, doi: 10.1002/pd.6243.