KHẢO SÁT TÌNH TRẠNG MẮC CHỨNG VỊ QUẢN THỐNG CỦA SINH VIÊN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM HỌC 2022-2023

Giảng Thiên1, Phạm Hương Giang1, Đỗ Xuân Quỳnh1, Võ Nguyễn Thi Thơ1, Hồ Kiều Thúy Anh1, Lê Ngọc Diễm1, Lê Thị Mỹ Tiên1, Lê Minh Hoàng1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh cảnh phổ biến ở Việt Nam và thế giới. Theo Y học cổ truyền các triệu chứng của bệnh có thể xếp vào chứng Vị quản thống, mặc dù không đe dọa tính mạng nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Đối tượng mắc bệnh thường thuộc nhóm tuổi trẻ và lao động trí óc. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ mắc chứng Vị quản thống của sinh viên Y học cổ truyền; Mô tả đặc điểm lâm sàng và một số yếu tố liên quan của chứng Vị quản thống của sinh viên Y học cổ truyền. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 253 sinh viên ngành Y học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm học 20222023. Kết quả: Tỷ lệ sinh viên mắc chứng vị quản thống là (67,2%). Các yếu tố liên quan: Stress (47,6%). Nhóm tuổi 18-24 tuổi (70,5%), nhóm tuổi 25 trở lên (29,5%). Tỷ lệ sinh viên có chế độ ăn thức ăn nhanh (28,1%), trong đó nhóm tuổi 18 – 24 tuổi (25,4%). Tỷ lệ sinh viên mắc chứng Vị quản thống có chế độ ăn thức ăn nhanh nhiều hơn là 77,5% trên tổng số. Mô tả đặc điểm lâm sàng Vị quản thống: Tỳ Vị hư hàn chiếm tỷ lệ cao nhất (44,7%). Hàn tà khách Vị (18,8%), Ẩm thực đình trệ (12,4%), Ứ huyết đình trệ (11,8%), Can Vị uất nhiệt (7,6%), Can khí phạm Vị (4,7%). Kết luận: Tỷ lệ sinh viên mắc chứng vị quản thống cao và có liên quan đến stress, nhóm tuổi (18-37), chế độ ăn thức ăn nhanh.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ môn Giải phẫu bệnh - Trường Đại học Y Hà Nội. Giải phẫu bệnh học. Nhà xuất bản Y học Hà Nội. 2019. 307 – 314.
2. Jones R., Junghard O., Dent J., Vakil N., Halling K., et al. Development of the GerdQ, a tool for the diagnosis and management of gastro‐oesophageal reflux disease in primary care. Aliment Pharmacol Ther. 2009. 30, 1030 – 1038, https://doi.org/10.1111/j.1365-2036.2009.04142.x.
3. Bệnh viện Chợ Rẫy. Phác đồ điều trị 2018 phần Nội khoa. Nhà xuất bản Y học. 2018. Tập 2.
4. Nguyễn Trọng Tín và Trịnh Thị Diệu Thường. Đặc điểm triệu chứng Y học cổ truyền Can Tỳ Vị trên người bệnh Trào ngược dạ dày thực quản. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 520 (1B), 133137, https://doi.org/10.51298/vmj.v520i1B.3854.
5. Norton Peter J. Depression Anxiety and Stress Scales (DASS-21): psychometric analysis across four racial groups. Anxiety, stress, and coping. 2007. 20(3), 253–265, https://doi.org/10.1080/10615800701309279.
6. Nguyễn Thúy Bích và Phan Trung Nam. Tỷ lệ mắc và một số yếu tố liên quan hội chứng ruột kích thích ở sinh viên y khoa Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế. Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế. 2020. 5(10), 11-17, https://www.doi.org/10.34071/jmp.2020.5.2.
7. Abhilasha S., Col Praveen KS., Brig Pankaj P. Prevalence and risk factors of gastroesophageal reflux disease among Shaqra University students, Saudi Arabia, J Family Med Prim Care. 2019. 8, 462 – 467, https://doi.org/10.4103%2Fjfmpc.jfmpc_443_18.
8. Phạm Vũ Hạnh Dung, Nguyễn Hữu Minh Dũng, Nguyễn Vĩ Hào, Phạm Ngọc Huy, Quý Khoa và cộng sự. Khảo sát tỉ lệ, đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản ở sinh viên y khoa khóa Y2020 tại Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2022. 26(1), 30-35, https://sti.vista.gov.vn/tw/Pages/tai-lieukhcn.aspx?ItemID=334582.
9. Elsayad A. E. A., Samir N., El-Hameed A., Sadek H., Mohamed Abd EL-Aal E., et al. Quality of Life of Elderly People with Peptic Ulcer in Benha City. Egyptian Journal of Health Care. 2017. 8(2), 86-100, https://doi.org/10.21608/ejhc.2017.44925.
10. Bayana E., Olani A., Biratu Y., Negash A., Gelan M., et al. Peptic ulcer disease: a cross-sectional study of symptoms and risk factors among students at Jimma University, Ethiopia. Gastrointestinal Nursing. 2021. 19(2), 36-40, https://doi.org/10.12968/gasn.2021.19.2.36.
11. Sharma A., Sharma P.K., Puri P. Prevalence and the risk factors of gastro-esophageal reflux disease in medical students. Med J Armed Forces India. 2018. 74, 250 – 254, https://doi.org/10.1016/j.mjafi.2017.08.005.
12. Nguyễn Thị Minh Hải và Trần Quang Huy. Thói quen sử dụng thức ăn nhanh của người tiêu dùng thành phố Long Xuyên. Tạp chí Khoa học. 2017. 24, 104 – 109, https://doi.org/10.52714/dthu.24.2.2017.44.
13. Phạm Bích Diệp và Lê Thị Ngân. Thực trạng sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên trường Đại học Y Hà Nội và một số yếu tố liên quan năm 2020 - 2021. Tạp chí Y học dự phòng. 2022. 32(6), 54 – 62, https://doi.org/10.51298/vmj.v527i2.5869.
14. Hoàng Thị Thanh Tú, Trương Thị Thùy Dương và Nguyễn Thu Trang. Thực trạng sử dụng đồ ăn nhanh của sinh viên năm thứ 6 ngành y khoa và y học dự phòng của trường Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên năm 2022 và một số yếu tố liên quan. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 527(2), 152 – 158, https://doi.org/10.51298/vmj.v527i2.5869.
15. Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Thị Phương Mai, Đỗ Thị Minh Phương. Sang chấn tâm lý và vấn đề cảm xúc ở vị thành niên loét dạ dày tá tràng mạn tính. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2020. 131(7), 9 – 15, https://sti.vista.gov.vn/tw/Pages/tai-lieu-khcn.aspx?ItemID=308955.
16. Nghiêm Văn Mạnh và Ngô Quỳnh Hoa. Mô tả đặc điểm lâm sàng và nội soi của bệnh nhân viêm dạ dày helicobacter pylori âm tính điều trị tại khoa Lão Bệnh viện đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội. Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 522(2), 69 – 71, https://doi.org/10.51298/vmj.v522i2.4317.