NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ MỘT SỐ BIẾN ĐỔI CÔNG THỨC MÁU CỦA BỆNH TIM BẨM SINH CÓ TÍM Ở TRẺ EM

Đỗ Hồ Tĩnh Tâm1,, Nguyễn Thanh Tân1, Phan Huy Thuấn2, Nguyễn Ngọc Minh Châu2, Nguyễn Thị Hoàng Anh2, Nguyễn Thị Phượng1
1 Đại học Y-Dược, Đại học Huế
2 Bệnh viện Trung ương Huế

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tim bẩm sinh có tím là nhóm bệnh tim có tiến triển nhanh và nặng, có thể gây tử vong sớm ngay từ những tháng đầu sau sinh nếu không được phẫu thuật kịp thời. Trẻ thường chết vì những biến chứng nặng như cơn thiếu oxy cấp, áp xe não, tăng áp lực động mạch phổi nặng, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, suy tim. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả đặc điểm lâm sàng và biến đổi công thức máu của bệnh tim bẩm sinh có tím ở trẻ em; 2. Xác định mối liên quan giữa mức độ giảm oxy máu và một số biến đổi công thức máu. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 53 bệnh nhân từ 0 tháng đến 15 tuổi được chẩn đoán tim bẩm sinh có tím, điều trị tại trung tâm Nhi khoa - Bệnh viện Trung ương Huế từ tháng 4/2019 đến tháng 4/2020. Kết quả: Triệu chứng cơ năng và thực thể thường gặp nhất là chậm phát triển thể chất (75,5%) và tiếng thổi tâm thu (77,4%). Biến chứng thường gặp nhất là suy dinh dưỡng, cơn tím thiếu oxy cấp với tỷ lệ 50,9%, 22,6% tương ứng. 67,9% bệnh nhân có đa hồng cầu, 37,7% bệnh nhân có Hematocrit tăng và 15,1% giảm tiểu cầu. Có mối liên quan giữa độ bão hòa oxy dưới 80% và giảm số lượng tiểu cầu cũng như tăng nồng độ Hematocrit máu. Kết luận: Bệnh tim bẩm sinh có tím gây ra nhiều biến chứng, phổ biến nhất là suy dinh dưỡng, cơn tím thiếu oxy cấp. Có mối liên quan giữa mức độ tím nặng (độ bão hòa oxy dưới 80%) và giảm số lượng tiểu cầu cũng như tăng nồng độ Hematocrit máu.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tennant P. W., Pearce M. S., Bythell M., Rankin J. 20-year survival of children born with congenital anomalies: a population-based study. Lancet. 2010. 375, 649-56, doi: 10.1016/S0140-6736(09)61922-X.
2. Bernstein D. Congenital Heart Disease. Nelson Textbook of Peadiatrics. 20 ed2016. 2182-249.
3. Park MK, Salamat M. Cyanotic Congenital Heart Defects. Park's pediatric cardiology for practitioners. 7 ed: Elsevier. 2021.
4. Đỗ Trung Phấn. Các giá trị sinh học về tế bào máu ngoại vi. Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ 20. NXB Y học. 2003. 74-5.
5. Hoàng Thị Yến Nhi. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, nồng độ sắt và ferritin huyết thanh trong bệnh tim bẩm sinh tím ở trẻ em. Luận văn Bác sĩ nội trú. Đại học Y-Dược, Đại học Huế. 2019.
6. Varma A, Sharma V, Damke S, Meshram RJ, Kher A, Vagha J. Clinical Presentation of Cyanotic Congenital Heart Diseases in the Pediatric Population. Journal of Datta Meghe Institute of Medical Sciences University. 2020. 15, 7-11, doi: 10.4103/jdmimsu.jdmimsu_74_18.
7. Elshazali HOH, Elshazali OH, Elshazali H. The relationship between birth weight and congenital heart disease at Ahmed Gasim Cardiac Centre, Bahri, Sudan. Sudan J Paediatr. 2017. 17(2), 49-55, doi:10.24911/sjp.2017.2.6.
8. Tseng SY, Gao Z, Kalfa TA, Ollberding NJ, Tabbah S, Keller R, et al. Altered erythropoiesis in newborns with congenital heart disease. Pediatr Res. 2022. 91(3), 606-11, doi:10.1038/s41390021-01370-4.
9. Phan Hùng Việt. Bệnh tim bẩm sinh. In: Bùi Bỉnh Bảo Sơn, editor. Giáo trình Nhi khoa. Huế: NXB Đại học Huế. 2022.
10. Murni IK, Wirawan MT, Patmasari L, Esta R. Sativa NA, Nugroho S, Noormanto. Delayed diagnosis in children with congenital heart disease: a mixed-method study. BMC pediatrics. 2021. 21, https://doi.org/10.1186/s12887-021-02667-3.
11. Nguyễn Thị Tường Vi. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng bệnh tim bẩm sinh tím tại khoa Nhi bệnh viện Trung ương Huế. Luận văn Thạc sỹ BSNT. Trường đại học Y Dược - Đại học Huế. 2013.
12. Lill MC, Perloff JK, Child JS. Pathogenesis of thrombocytopenia in cyanotic congenital heart disease Am J Cardiol. 2006. 98, 254-8, doi: 10.1016/j.amjcard.2006.01.083.
13. Patil S, Relan J, Hote M, Kothari SS. Severe thrombocytopenia in tetralogy of Fallot patients: A contraindication for corrective surgery?. Annals of Pediatric Cardiology. 2019. 12(3), 305-7, doi: 10.4103/apc.APC_71_18.
14. Gross S., Keefer V., Liebman J. The platelets in cyanotic congenital heart disease. Pediatrics. 1968. 42, 651-8, PMID: 5681283.