TÌNH TRẠNG THIẾU KẼM VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở TRẺ VIÊM PHỔI TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ

La Phú Quí1, Lê Hoàng Sơn1, Lư Trí Diến1, Lê Văn Minh1,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm phổi là bệnh lý thường gặp nhất và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em. Kẽm có vai trò quan trọng trong bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh nhiễm trùng đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp nhờ điều hòa hệ miễn dịch, bảo vệ và phục hồi các tế bào biểu mô của đường hô hấp. Mục tiêu nghiên cứu: 1) Xác định tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ viêm phổi từ 02 đến 59 tháng tuổi tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. 2) Xác định một số yếu tố liên quan đến thiếu kẽm ở trẻ viêm phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 100 trẻ bị viêm phổi từ 02 đến 59 tháng tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ viêm phổi được ghi nhận là 67%. Trẻ viêm phổi nặng có nồng độ kẽm huyết thanh trung bình thấp hơn trẻ viêm phổi (p <0,001). Tình trạng thiếu kẽm ở bệnh nhi viêm phổi có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với các yếu tố: sinh nhẹ cân, bú mẹ không hoàn toàn, suy dinh dưỡng (p<0,05). Chưa có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tình trạng thiếu kẽm với tiền sử viêm phổi trước đây (p = 0,477) và thiếu máu (p = 0,378). Kết luận: Trẻ bị viêm phổi thì tỷ lệ thiếu kẽm cao hơn, trẻ có nồng độ kẽm huyết thanh càng thấp thì mức độ viêm phổi càng nặng. Sinh nhẹ cân, bú mẹ không hoàn toàn, suy dinh dưỡng là các yếu tố có liên quan với tình trạng thiếu kẽm ở trẻ viêm phổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Strong K.L., Pedersen J., White Johansson E. Patterns and trends in causes of child and adolescent mortality 2000-2016: setting the scene for child health redesign. BMJ Glob Health. 2021. 6(3), e004760, doi:10.1136/bmjgh-2020-004760.
2. Marcdante K.J., Kliegman R.M. Vitamin and Mineral Deficiencies. Nelson Essentials of Pediatrics. Elsevier. 2019. 333-356.
3. Gammoh N. Z., Rink L. Zinc and the Immune System. Nutrition and Immunity. Springer Nature, Switzerland. 2019. 127-158.
4. Bộ Y tế, Công bố kết quả tổng điều tra Dinh dưỡng năm 2019-2020. Bộ Y tế. Hà Nội. 2021.
5. Abhiram I., Panchanathan S., Ganesan R., Jenifer A. Serum zinc level: a prognostic marker for severe pneumonia in children. International Journal of Contemporary Pediatrics. 2019. 6(2), 406-410, doi:10.18203/2349-3291.ijcp20190435.
6. Acevedo-Murillo J.A., Garcia L.M.L., Firo-Reyes V. Zinc Supplementation Promotes a Th1 Response and Improves Clinical Symptoms in Fewer Hours in Children With Pneumonia Younger Than 5 Years Old. A Randomized Controlled Clinical Trial. Front Pediatr. 2019.7(1):431, 1-11, doi:10.3389/fped.2019.00431.
7. Nguyen Danh Tuyen, Nguyen Dinh Hoc, Duong Quoc Truong. Zinc deficiency in children of 224 months with pneumonia treated at Thai Nguyen National Hospital. TNU Journal of Science and Technology. 2022.228(01), 48-53. doi:10.34238/tnu-jst.6417.
8. Nguyễn Xuân Ninh. Thiếu kẽm ở trẻ em. Sách giáo khoa Nhi khoa. Nhà xuất bản Y học. Hà Nội. 2016. 164-168.
9. Kumar D.A., Prakash D.J. Zinc sulphate's role on improving pneumonia clinical symptoms in children aged 2 to 59 months: a case-control study. EJMCM. 2020.7(10), 4409-4415.
10. Dias S.P., Brouwer M.C., Van de Beek D. Sex and Gender Differences in Bacterial Infections. Infect Immun. 2022.90(10), e0028322, doi: 10.1128/iai.00283-22.
11. Rajasekaran J., Geminiganesan S., Jayapalan D.K., Padmanaban R., Saminathan V. “Serum Zinc Levels in Children 1 - 59 Months of Age with Pneumonia: A Single-Center Surveillance in India from 2014 to 2016”. Arch Pediatr Infect Dis. 2020.8(2), e98735, doi:
10.5812/pedinfect.98735.
12. Amira M.M.H., Yasser T.K., Hamada K.F., Ahmed M.S. Serum zinc levels in hospitalized children with pneumonia: a hospital-based case–control study. Egypt J Bronchol. 2019;13(5), 730-737, doi:10.4103/ejb.ejb_30_19.
13. Hussain A. M., Saldanha P.R.M., Sharma D., Pandita A., Yachha M. and et al. Estimation of zinc levels in children with lower respiratory tract infections: a prospective observational study from India. Pediatr Neonatal Nurs Open J. 2016.2(3), 91-98, doi: 10.17140/PNNOJ-2-115.
14. Bireshwar S., Nonita D., Ranadip C., Tarun S.C., Ravi P.U. and et al. Enteral Zinc Supplementation in Preterm or Low Birth Weight Infants: A Systematic Review and Metaanalysis. Pediatrics. 2022.150(1), doi:https://doi.org/10.1542/peds.2022-057092J.
15. Nguyễn Song Tú, Nguyễn Hồng Trường, Hoàng Văn Phương. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng thiếu kẽm ở học sinh trường dân tộc bán trú tại một tỉnh miền núi phía bắc. VMJ. 2022.520(1A), doi:10.51298/vmj.v520i1.3776.