NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH DI CHỨNG VẬN ĐỘNG TRÊN BỆNH NHÂN LIỆT NỬA NGƯỜI DO TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO TẠI HUYỆN LONG HỒ, TỈNH VĨNH LONG NĂM 2023-2024

Nguyễn Ngọc Huân1,, Phạm Thị Tâm 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tai biến mạch máu não gây tàn tật nặng nề và để lại nhiều di chứng nặng nề, khó hồi phục đối với người bệnh. Những di chứng này gây ảnh hưởng và khó khăn không chỉ đến đến cuộc sống sinh hoạt mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ suy giảm chức năng sinh hoạt, suy giảm chức năng vận động trên người bệnh sau tai biến mạch máu não tại huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long, năm 2023-2024.  Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 200 người bệnh tai biến mạch máu não đang được quản lý trên địa bàn huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long năm 2023-2024. Sử dụng thang điểm Barthel và Fugl-Meyer. Kết quả: Tỷ lệ đối tượng ≥60 tuổi là 75,0%, nam là 50,5%. 37,5% đối tượng có trình độ học vấn trung học, nghề nghiệp chủ yếu của đối tượng là nông dân và tự buôn bán. Tỷ lệ đối tượng bị liệt bên phải cao hơn liệt bên trái và nguyên nhân chủ yếu là do nhồi máu não chiếm 65,0% và 25,5% có rối loạn cảm giác hoặc cơ tròn. Tỷ lệ suy giảm chức năng sinh hoạt của đối tượng trong nghiên cứu là 95,0%, suy giảm chức năng vận động là 88,0%, suy giảm chức năng là 86,5%. Nghiên cứu tìm thấy có mối liên quan giữa rối loạn cảm giác và cơ tròn với suy giảm chức năng ở người bệnh tai biến mạch máu não. Kết luận: Bệnh nhân tai biến mạch máu não có xuất hiện di chứng vận động rất cao, cần quan tâm và tăng cường phục hồi chức năng ở nhóm bệnh nhân này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Bộ Y Tế. Hướng dẫn cán bộ phục hồi chức năng và cộng tác viên về phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng. NXB Y học Hà Nội. 2008. Hà Nội.
2. Mansfield A, Brooks D, Tang A, et al. Promoting Optimal Physical Exercise For Life (Propel): Aerobic Exercise And Self-Management Early After Stroke To Increase Daily Physical Activity—Study Protocol For A Stepped-Wedge Randomised Trial. BMJ Open. 2017. 7, Doi:10.1136/ Bmjopen-2017-016369.
3. Bộ Y Tế. Quyết định số 5331/QĐ-BYT ngày 23/12/2020 của Bộ Y tế về việc ban hành tài liệu chuyên môn Hướng dẫn chẩn đoán và xử trí đột quỵ não. 2020. Hà Nội.
4. Trần Thanh Phong. Nghiên cứu tình hình suy giảm vận động và đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động ở bệnh nhân sau đột quỵ não tại Bệnh Viện Đa Khoa Trung Tâm An Giang Năm 20202021. Luận văn tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa Cấp II. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2021.
5. Nguyễn Thị Ngọc Lan và cộng sự. Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân nhồi máu não cấp bằng kỹ thuật Bobath. Tạp chí Y học thực hành . 2011. 789, số 12.
6. Nguyễn Quang Khiêm, Nguyễn Phương Toại, Lê Kế Nghiệp. Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng về vận động, chức năng sinh hoạt ở bệnh nhân di chứng tai biến mạch máu não tại thành phố Vĩnh Long năm 2022-2023. Tạp chí Đại học Y Dược Cần Thơ. 2023, 64, DOI: https://doi.org/10.58490/ctump.2023i64.675.
7. Trần Thị Mỹ Luật, Đánh giá kết quả phục hồi chức năng vận động của bệnh nhân tai biến mạch máu não tại bệnh viện điều dưỡng-PHCN Tỉnh Thái Nguyên, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y Học, Trường Đại Học Y Dược - Đại Học Thái Nguyên. 2008.
8. Lê Minh Hải và Võ Thị Xuân Hạnh. Mức độ phục hồi chức năng vận động và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân tai biến mạch máu não trước và sau điều trị phục hồi chức năng tại bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp. Tạp chí Y học TPHCM. Phụ bản Tập 22. Số 3. năm 2018.