ĐÁNH GIÁ ĐỘC TÍNH TẠI CHỖ VÀ KHẢ NĂNG LÀM LÀNH TỔN THƯƠNG BỎNG CỦA CAO XOA LÁ THUỐC BỎNG KALANCHOE PINNATA (LAM) PERS TRÊN MÔ HÌNH GÂY BỎNG THỰC NGHIỆM Ở CHUỘT NHẮT TRẮNG

Võ Thanh Vy1,, Trần Thị Anh1, Nguyễn Đỗ Hồng Ngân1, Cao Thị Bích Trâm1, Nguyễn Ngọc Quỳnh 1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Dù đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị bỏng; ở Việt Nam chưa có một nghiên cứu thực nghiệm nào về tác dụng điều trị bỏng của cây Thuốc bỏng. Mục tiêu nghiên cứu: 1). Khảo sát mô hình gây bỏng bằng hơi nước ở chuột nhắt trắng; 2). Đánh giá độc tính tại chỗ và hiệu quả điều trị tại chỗ của cao xoa lá Thuốc bỏng trên mô hình gây bỏng thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Mô hình gây bỏng bằng hơi nước dùng bàn ủi cầm tay phun hơi nước, thực hiện trên chuột nhắt trắng với thời gian tiếp xúc: 1 giây, 3 giây và 7 giây. Đánh giá độc tính tại chỗ dựa trên mức độ kích ứng trên 3 thỏ được bôi cao xoa lá Thuốc bỏng sau 1, 24, 48 và 72 giờ. Tác dụng làm lành tổn thương bỏng được nghiên cứu trên 5 lô gồm 30 chuột nhắt trắng, với thứ tự điều trị lần lượt: chứng sinh học, giả dược, sulfadiazin bạc, cao xoa lá Thuốc bỏng liều thấp và liều cao. Các lô chuột được đánh giá tổn thương tại chỗ sau 4, 9, 14 ngày. Kết quả: Gây bỏng bằng hơi nước với thời gian 3 giây là phù hợp để thử nghiệm tác dụng của cao xoa. Hầu như không có dấu hiệu kích ứng trên da lành của thỏ. Cao xoa lá Thuốc bỏng ở cả liều thấp và liều cao đều cho hiệu quả tốt trong lành tổn thương bỏng tại chỗ (p<0,05). Dù không có sự khác biệt về hiệu quả giữa cao xoa lá Thuốc bỏng với sulfadiazin bạc; nhưng bề mặt tổn thương bỏng ở nhóm thử không để lại sẹo và lông mọc đều hơn so với chứng dương. Kết luận: Cao xoa lá Thuốc bỏng không gây kích ứng và có hiệu quả tốt trong điều trị các tổn thương bỏng tại chỗ. Tuy chưa chỉ ra được sự khác biệt về hiệu quả với sulfadiazin bạc; nhưng cao xoa đem lại hình thái sau khi lành đẹp hơn, không để lại sẹo.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Phan Địch, Nguyễn Văn Ngọc (1986). Ảnh hưởng của mật ong đến sự tái tạo hồi phục vết bỏng da chuột cống trắng, Tạp chí Y học Việt Nam (chuyên đề hình thái học), 2, tr. 43 - 47.
2. Đỗ Tất Lơi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, 2006.
3. Ngô, M. Đức, Chu, A. T., & Lê, Q. C. (2021), Đặc điểm bỏng hàng loạt và kết quả điều trị: Số liệu 5 năm tại Bệnh viện Bỏng Quốc gia (2016 - 2020), Tạp Chí Y học Thảm Hoạ Và Bỏng, (3), tr. 12-20
4. Vũ Thị Ngọc Thanh, Lê Văn Phủng, Lê Huy Chính, Hoàng Tích Huyền (2001). Nghiên cứu tính kháng khuẩn của chitosan trên bỏng nhiệt thực nghiệm, Tạp chí Dược học, 229, tr 19
5. Lê Thế Trung (1997), Những điều cần biết về Bỏng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
6. Lê Thế Trung, Trần Xuân Vận, Nguyễn Liêm, Nguyễn Đình Bảng, Đào Xuân Vinh (1991). Nghiên cứu thuốc Maduxin oil điều trị tại chỗ nhiễm khuẩn mủ xanh vết bỏng, Tạp chí Y học thực hành, 5, tr. 23 – 26
7. Trần Thanh Tùng, Phạm Thị Vân Anh, Nguyễn Trọng Thông, Đào Kim Long (2017), Tác dụng kháng khuẩn của loxain trên invitro và điều trị bỏng trên mô hình bỏng ở chuột cống trắng, Tạp chí nghiên cứu y học, 107 (2) , tr. 7-9
8. Durmus AS, Han MC, Yaman I (2009), Comperative evaluation of collagenase and silver sulfadiazin on burned wound healing in rats, Firat Universitesi Saglik Bilimleri Veteriner Dergisi, 23, pp. 135– 139
9. M Eski, F Ozer, C Firat et al. (2012), Cerium nitrate treatment prevents progressive tissue necrosis in the zone of stasis following burn, Burns, 38(2), pp. 283-289
10. Mehrabani et al. (2015), The Healing Effect of Curcumin on Burn Wounds in Rat, World J Plast Surg, 4(1), pp. 29-35.
11. Seema VP. (2012), “Kalanchoe pinnata: Phytochemical and pharmacological profile”, Int J Pharm Sci Res., 3, pp. 993‑1000
12. Vlad Porumb, Alexandru Florentin Trandabăt, Cristina Terinte, Irina Draga (2017), “Design and Testing of an Experimental Steam-Induced Burn Model in Rats”, BioMed Research
International, 2017(2), pp. 1-10