ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT BẰNG GOSERELIN ACETATE TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2022-2023
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh lý thường gặp, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, nội tiết, hoá trị và miễn dịch....Điều trị nội tiết tố trong giai đoạn di căn là tiêu chuẩn vàng, đặc biệt khi bệnh nhân ở giai đoạn IV thì điều trị nội tiết là điều trị đầu tay. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá kết quả điều trị ung thư tuyến tiền liệt bằng Goserelin Acetate tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 61 bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt được chỉ định điều trị nội tiết tố từ tháng 01/2022 đến hết tháng 12/2023. Tiến hành theo dõi 6 tháng điều trị. Kết quả: Triệu chứng vào viện gặp nhiều nhất là tiểu khó chiếm 39,3%. Sau 6 tháng điều trị: sự khác biệt về trung bình của thang điểm IPSS và QoL, nồng độ PSA toàn phần, nồng độ testosterone toàn phần trong máu sau khi điều trị tất cả đều giảm và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Có 100% testosterone đạt ngưỡng dưới < 0,5 ng/ml trong 1 tháng điều trị. Hiệu quả tốt điều trị đạt 93,4% sau 6 tháng điều trị. Có tổng 41 tác dụng không mong muốn được ghi nhận, trong đó mức độ từ nhẹ đến trung bình, tác dụng phụ gặp nhiều nhất là rối loạn da và mô dưới da chiếm 13,1%. Kết luận: Goserelin Acetate giúp cải thiện triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt. Tác dụng phụ của thuốc Goserelin Acetate đa dạng và mức độ nhẹ đến trung bình.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Ung thư tuyến tiền liệt, điều trị nội tiết tố (ADT), hiệu quả Goserelin Acetate, tác dụng phụ Goserelin Acetate
Tài liệu tham khảo
10.1016/j.eururo.2019.08.005.
2. Lowrance W, Dreicer R, Jarrard DF, Scarpato KR, Kim SK, et al. Updates to Advanced Prostate Cancer: AUA/SUO Guideline (2023). J Urol. 2023. 209(6), 1082-1090, doi: 10.1097/JU.0000000000003452.
3. Schaeffer EM, Srinivas S, Adra N, An Y, Barocas D, et al. Prostate Cancer, Version 4.2023, NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology. J Natl Compr Canc Netw. 2023. 21(10), 10671096, doi: 10.6004/jnccn.2023.0050.
4. Schaeffer E, Srinivas S, Antonarakis ES, Armstrong AJ, Bekelman JE, et al. NCCN Guidelines Insights: Prostate Cancer, Version 1.2021. J Natl Compr Canc Netw. 2021. 19(2), 134-143, doi: 10.6004/jnccn.2021.0008.
5. Sun Y, Xie L, Xu T, Jakobsen JS, Han W, et al. Efficacy and safety of degarelix in patients with prostate cancer: Results from a phase III study in China. Asian J Urol. 2020. 7(3), 301-308, doi:
10.1016/j.ajur.2019.09.003.
6. Yikilmaz TN, Ozturk E, Hizli F, Hamidi N, Basar H. Effect of hormonal therapy for volume reduction, lower urinary tract symptom relief and voiding symptoms in prostate cancer: leuprolide vs goserelin. Urol J. 2019. 16(2), 157-161, doi: 10.22037/uj.v0i0.4245.
7. Shim M, Bang WJ, Oh CY, Lee YS, Cho JS. Effectiveness of three different luteinizing hormone-releasing hormone agonists in the chemical castration of patients with prostate cancer: Goserelin versus triptorelin versus leuprolide. Investig Clin Urol. 2019. 60(4), 244-250, doi: 10.4111/icu.2019.60.4.244.
8. Vũ Trung Kiên. Nghiên cứu ứng dụng phương pháp sinh thiết tuyến tiền liệt 12 mẫu dưới hướng dẫn siêu âm qua trực tràng trong chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Đại học Y Hà Nội. 2020. 164.
9. Tu Abrahamsson PA, Boccon-Gibod L, Morote J, de Jong IJ, Malmberg, et al. Factors Predicting the Off-treatment Duration in Patients with Prostate Cancer Receiving Degarelix as Intermittent Androgen Deprivation Therapy. Eur Urol Focus. 2017. 3(4-5), 470-479, doi:
10.1016/j.euf.2015.12.008.
10. Klarskov LL, Klarskov P, Mommsen S, Svolgaard N. Effect of endocrine treatment on voiding and prostate size in men with prostate cancer: a long-term prospective study. Scand J Urol Nephrol. 2012. 46(1), 37-43, doi: 10.3109/00365599.2011.637953.