TỶ LỆ VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH THẬN MẠN TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2022-2023

Võ Hoàng Nghĩa1,, Nguyễn Như Nghĩa1, Mai Huỳnh Ngọc Tân1, Nguyễn Thế Bảo1, Lâm Phước Thiện1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh thận mạn là vấn đề sức khỏe toàn cầu vì tỷ lệ mới mắc ngày càng gia tăng, làm tăng chi phí điều trị và giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh. Có nhiều yếu tố được cho rằng có mối liên hệ với bệnh thận mạn như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, tuổi cao, giới tính… Tuy nhiên, dữ liệu còn nhỏ lẻ và chưa đồng nhất. Tại Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực thành phố Cần Thơ, còn ít nghiên cứu quy mô cộng đồng khảo sát về tỷ lệ bệnh thận mạn và các yếu tố liên quan. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh thận mạn ở người dân có nguy cơ cao; 2. Đánh giá mối liên hệ giữa bệnh thận mạn và một số yếu tố nguy cơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành trên 600 người dân có yếu tố nguy cơ của bệnh thận mạn, từ tháng 7 năm 2021 đến tháng 10 năm 2022 tại các cơ sở y tế địa phương trong địa bàn thành phố Cần Thơ. Kết quả: Tỷ lệ bệnh thận mạn là 3,0%. Nhóm tăng huyết áp có tỷ lệ mắc bệnh thận mạn cao hơn so với nhóm không tăng huyết áp, gấp 5,48 lần (KTC 95%: 1,5918,88), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Kết luận: Tỷ lệ bệnh thận mạn ở nhóm dân số có yếu tố nguy cơ ở thành phố Cần Thơ không cao hơn so các nghiên cứu khác. Tăng huyết áp làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Ku E., Lee B.J., Wei J., Weir M.R. Hypertension in CKD: Core Curriculum 2019. Am J Kidney Dis. 2019. 74(1), 120-131, https://doi.org/10.1053/j.ajkd.2018.12.044.
2. Foreman K.J., Marquez N., Dolgert A., Fukutaki K., Fullman N., et al. Forecasting life expectancy, years of life lost, and all-cause and cause-specific mortality for 250 causes of death: reference and alternative scenarios for 2016-40 for 195 countries and territories. Lancet. Nov 10 2018. 392(10159), 2052-2090, https://doi.org/10.1016/S0140-6736(18)31694-5.
3. Rai P.K., Rai P., Bedi S. Prevalence and risk factors of chronic kidney disease in overweight and obese population in a tertiary care hospital in North India. Saudi J Kidney Dis Transpl. Nov-Dec 2019. 30(6), 1431-1438, https://doi.org/10.4103/1319-2442.2754888.
4. Hill N.R., Fatoba S.T., Oke J.L., Hirst J.A., O'Callaghan C.A., et al. Global Prevalence of Chronic Kidney Disease - A Systematic Review and Meta-Analysis. PLoS One. 2016. 11(7), e0158765, https://doi.org/10.1371/journal.pone.0158765.
5. Tran H.T.B., Du T.T.N., Phung N.D., Le N.H., Nguyen T.B., et al. A simple questionnaire to detect chronic kidney disease patients from Long An province screening data in Vietnam. BMC Res Notes. Oct 30 2017. 10(1), 523, https://doi.org/10.1186/s13104-017-2847-7.
6. Andrassy K.M. Comments on 'KDIGO 2012 Clinical Practice Guideline for the Evaluation and Management of Chronic Kidney Disease'. Kidney Int. Sep 2013. 84(3), 622-3, https://doi.org/10.1038/ki.2013.243.
7. Kibria G.M.A., Crispen R. Prevalence and trends of chronic kidney disease and its risk factors among US adults: An analysis of NHANES 2003-18. Prev Med Rep. Dec 2020. 20, 101193, https://doi.org/10.1016/j.pmedr.2020.101193.
8. Cha'on U., Tippayawat P., Sae-Ung N., Pinlaor P., Sirithanaphol W., et al. High prevalence of chronic kidney disease and its related risk factors in rural areas of Northeast Thailand. Sci Rep. Oct 28 2022. 12(1), 18188, https://doi.org/10.1038/s41598-022-22538-w.
9. Feng T., Xu Y., Zheng J., Wang X., Li Y., et al. Prevalence of and risk factors for chronic kidney disease in ten metropolitan areas of China: a cross-sectional study using three kidney damage markers. Ren Fail. Dec 2023. 45(1), 2170243, https://doi.org/10.1080/0886022X.2023.2170243.
10. Duan J., Wang C., Liu D., Qiao Y., Pan S., et al. Prevalence and risk factors of chronic kidney disease and diabetic kidney disease in Chinese rural residents: a cross-sectional survey. Sci Rep. Jul 18 2019. 9(1), 10408, https://doi.org/10.1038/s41598-019-46857-7.
11. Hustrini N.M., Susalit E., Rotmans J.I. Prevalence and risk factors for chronic kidney disease in Indonesia: An analysis of the National Basic Health Survey 2018. J Glob Health. Oct 14 2022. 12, 04074, https://doi.org/10.7189/jogh.12.04074.
12. Võ Tam. Nghiên cứu tình hình và đặc điểm suy thận mạn ở một số vùng thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. 2004.
13. Tokoroyama T., Ando M., Setoguchi K., Tsuchiya K., Nitta K. Prevalence, incidence and prognosis of chronic kidney disease classified according to current guidelines: a large retrospective cohort study of rheumatoid arthritis patients. Nephrol Dial Transplant. Dec 1 2017. 32(12), 2035-2042, https://doi.org/10.1093/ndt/gfw315.
14. Huda M.N., Alam K.S., Harun Ur R. Prevalence of chronic kidney disease and its association with risk factors in disadvantageous population. Int J Nephrol. 2012. 2012, 267329, https://doi.org/10.1155/2012/267329.
15. Alkerwi A., Sauvageot N., El Bahi I., Delagardelle C., Beissel J., et al. Prevalence and related risk factors of chronic kidney disease among adults in Luxembourg: evidence from the observation of cardiovascular risk factors (ORISCAV-LUX) study. BMC Nephrol. 2017. 18(1), 358, https://doi.org/10.1186/s12882-017-0772-6.