SỰ TƯƠNG QUAN GIỮA MEN, XÊ MĂNG VÀ NGÀ TẠI ĐƯỜNG NỐI MEN-XÊ MĂNG Ở NHÓM RĂNG CỐI NHỎ Ở NGƯỜI
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đường nối men-xê măng là ranh giới thể hiện sự chuyển giao vật chất bảo vệ ngà bên trong giữa lớp men phủ ở thân răng và lớp xê măng phủ ở chân răng. Ngoài ra, đây còn là một điểm mốc giải phẫu quang trọng trong thực hành lâm sàng. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát tương quan hình thái giữa men, ngà và xê măng răng tại đường nối men-xê măng của nhóm răng cối nhỏ ở người. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 40 răng cối nhỏ lành mạnh được nhổ vì lý do chỉnh hình. Răng được xử lý làm tiêu bản răng mài, đường nối men-xê măng được quan sát dưới kính hiển vi quang học. Khảo sát mối tương quan giữa các loại đường nối men – xê măng so với mặt trong và mặt ngoài, cũng như ở răng cối nhỏ hàm trên và hàm dưới. Kết quả: xê măng phủ men răng là tương quan gặp nhiều nhất (39,13%), tương quan men và xê măng đối đầu nhau (36,23%), lộ ngà giữa xê măng và men (17,39%) và hiếm khi gặp men phủ lên bề mặt xê măng (7,25%). Không có sự khác biệt có ý nghĩa về các loại tương quan tại đường nối men-xê măng giữa mặt trong và mặt ngoài, giữa răng hàm trên và răng hàm dưới (p>0,05). Kết luận: Sự tương quan giữa men, xê măng và ngà tại đường nối men-xê măng ở nhóm răng cối nhỏ là rất đa dạng và không thể dự báo trước được. Loại tương quan xê măng phủ lên men là phổ biến nhất. Không có sự khác biệt có ý nghĩa về các loại tương quang giữa mặt trong và mặt ngoài, giữa răng hàm trên và hàm dưới ở nhóm răng cối nhỏ. Bác sĩ lâm sàng cần chú ý đến cấu trúc nhạy cảm này khi tiến hành bất kì một thủ thuật nha khoa nào.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
đường nối men-xê măng, tiêu bản răng mài, hình thái học, răng cối nhỏ
Tài liệu tham khảo
2. Arambawatta K., A. Abeysundara, D. Ihalagedera, et al. (2021), “Morphological analysis of cementoenamel junction in premolars of Sri Lankans”, Anat Sci Int, 96(4), pp.509-516.
3. Arambawatta K., R. Peiris, D. Nanayakkara (2009), “Morphology of the cemento-enamel junction in premolar teeth”, J Oral Sci, 51(4), pp.623-627.
4. Ceppi E, S. Dall'Oca, L. Rimondini, et al. (2006), “Cementoenamel junction of deciduous teeth: SEM-morphology”, Eur J Paediatr Dent, 7(3), pp.131-134.
5. Chiego Daniel J (2018), Essentials of Oral Histology and Embryology E-Book: A Clinical Approach, Elsevier Health Sciences, pp.1-280.
6. Choquet (1899), “Note sur les rapports anatomiques existant chez l'homme entre l'émail et le cément”, L'odontologie, 8, pp.115-125.
7. Esberard R, R. R. Esberard, R. M. Esberard, et al. (2007), “Effect of bleaching on the cementoenamel junction”, Am J Dent, 20(4), 245-249.
8. Hug H. U, M. A. van 't Hof, A. J. Spanauf, et al. (1983), “Validity of clinical assessments related to the cemento-enamel junction”, J Dent Res, 62(7), pp.825-829.
9. Lang Niklaus P, Jan. Lindhe (2015), Clinical periodontology and implant dentistry, John Wiley & Sons, 2 Volume Set. pp.155-250.
10. Muller C. J, C. W. van Wyk (1984), The amelo-cemental junction, J Dent Assoc S Afr, 39(12), pp.799-803.
11. Neuvald L, A. Consolaro (2000), “Cementoenamel junction: microscopic analysis and external cervical resorption”, J Endod, 26(9), pp.503-508.
12. Schroeder H. E. (1991), The effects of furcation morphology on periodontal disease, Dtsch Zahnarztl Z, 46(5), pp.324-327.
13. Stošić Nenad, Stefan Dačić, Dragica Dačić-Simonović (2015), “Morphological variations of the cemento-enamel junction in permanent dentition”, Acta facultatis medicae Naissensis, 32(3), pp. 209-214.
14. Teodorovici P, Gianina Iovan, Simona Stoleriu, et al. (2010), “On the ratio among tough dental tissues at cervical level on various groups of teeth”, J Rom Med Dent, 14, pp.198-202.
15. Vandana KL, Ira Gupta (2009), “The location of cemento enamel junction for CAL measurement: A clinical crisis”, Journal of Indian Society of Periodontology, 13(1), pp.12-15.