TÌNH HÌNH ĐẠM NIỆU VI LƯỢNG DƯƠNG TÍNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 CÓ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG NĂM 2021-2022
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Tổn thương thận sớm ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp là biến chứng khá nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm có thể gây hậu quả nghiêm trọng. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ đạm niệu vi lượng dương tính ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp; 2. Xác định một số yếu tố liên quan đến đạm niệu vi lượng dương tính ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 185 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang năm 2021-2022, phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0. Kết quả: Tỷ lệ đạm niệu vi lượng dương tính ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp là 34,1%. Bệnh nhân có hút thuốc lá, uống rượu bia có nguy cơ đạm niệu vi lượng dương cao hơn nhóm bệnh nhân không hút; Nhóm bệnh nhân béo bụng có nguy cơ đạm niệu vi lượng dương tính cao hơn nhóm không béo bụng 4,13 lần; Bệnh nhân có rối loạn lipid máu có nguy cơ đạm niệu vi lượng cao hơn nhóm không có rối loạn lipid máu 2,84 lần, Bệnh nhân có thời gian bệnh tăng huyết áp từ 5 năm trở lên có nguy cơ đạm niệu vi lượng dương tính cao hơn nhóm có thời gian bệnh tăng huyết áp dưới 5 năm 18,81 lần; các sự khác biệt trên đều có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết luận: Bệnh nhân đạm niệu vi lượng dương tính là 34,1% và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như uống rượu bia, hút thuốc lá, béo bụng, rối loạn lipid máu và thời gian mắc bệnh.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Đạm niệu vi lượng, đái tháo đường típ 2, tăng huyết áp
Tài liệu tham khảo
2. Bộ Y tế (2018), Hướng dẫn hoạt động dự phòng phát hiện, chẩn đoán, điều trị và quản lý một số bệnh không lây nhiễm phổ biến, Quyết định 3756/QĐ-BYT.
3. Vũ Văn Biên (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sang ở bệnh nhân tăng huyết áp có hội chứng chuyển hóa”, Y học thực hành, tập 762 (4), tr.155-158.
4. Lê Thị Minh Hiền, Nguyễn Thị Hoa, Vũ Thị Hoài Thu (2017), “Nồng độ microalbumin niệu và một số chỉ số hóa sinh máu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 tại bệnh viện trường đại học Y khoa Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Việt Nam, 460(2), tr.155-159.
5. Nguyễn Minh Hùng (2016), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và tổn thương cơ quan đích trên bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện Đa Khoa Trung Ương Cần Thơ năm 2015-2016”, Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ Nội khoa Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
6. Lý Huy Khanh (2013), Tiểu đạm ở bệnh nhân tăng huyết áp, Chuyên đề Tim mạch học. https://timmachhoc.vn/tieu-dam-o-benh-nhan-tang-huyet-ap/
7. Nguyễn Thị Thanh Nga, Hoàng Trung Vinh và cộng sự (2013), “Liên quan giữa kháng Insulin với mức độ, giai đoạn tổn thương thận ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tổn thương thận”, Tạp chí Y Học Việt Nam, tập 1, tr.76-81.
8. Đinh Thị Thu Ngân, Trần Văn Tuấn (2015), “Cập nhật một số tiêu chuẩn năm 2015 trong điều trị bệnh nhân đái tháo đường của hiệp hội đái tháo đường Hoa Kì (ADA – American Diabetes Association)”, Tạp chí khoa học và công nghệ, tập 14 (12), tr.131-135.
9. Nguyễn Văn Nhuẫn (2015), “Nghiên cứu tình hình và đánh giá kết quả điều trị đạm niệu vi lượng và độ lọc cầu thận bằng Perindopril ở bệnh nhân tăng huyết áp kèm đái tháo đường type 2 tại bệnh viện Đa khoa khu vực Cai Lậy”, Luận văn Chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
10. Trần Liệt Oanh (2017), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp , đạm niệu vi lượng và đánh giá kết quả kiểm soát đạm niệu vi lượng bằng Irbesartan ở cán bộ quân đội có tăng huyết áp tại Bệnh viện Quân Y 121 năm 2016-2017”, Luận văn tốt nghiệp Chuyên khoa II, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
11. Võ Xuân Sang, Trương Quang Bình (2010), “Khảo sát microalbumin niệu ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2”, Tạp chí học thành phố Hồ Chí Minh, Tập 14, Phụ bản số 1 năm 2010, tr.1-5.
12. Trần Thị Ngọc Thư, Nguyễn Hoàng Cường (2012), “Nghiên cứu microalbumin niệu và một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân đái tháo đường type 2”, Tạp chí Y học thực hành, 840 (9), tr.22-24. 13. Nguyễn Thị Thu Trang (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 có tăng huyết áp”, Tạp chí y học thực hành, tập 870 (5), tr.57-70.
14. Dharamveer Yadav (2017), “Prevalence of microalbuminuria in type - 2 diabetes mellitus: a hospital based study”, International Journal of research granthalayah, 5(12), pp.2394-3629.