NGHIÊN CỨU ĐỘT BIẾN KHÁNG LEVOFLOXACIN CỦA VI KHUẨN HELICOBACTER PYLORI Ở TRẺ EM VIÊM, LOÉT DẠ DÀY - TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG CẦN THƠ NĂM 2021-2023

Nguyễn Trung Kiên1,, Trần Đỗ Hùng2, Nguyễn Hồng Phong2, Ông Huy Thanh3, Võ Nhật Ngân Tuyền2, Nguyễn Phan Hải Sâm2, Lê Thị Thuý Loan1, Trần Đức Long2
1 Trường Đại học Y dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Levofloxacin được xem là một kháng sinh cứu vãn trong điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori ở trẻ em. Tuy nhiên, đề kháng levofloxacin đang gia tăng và thay đổi giữa các khu vực trên thế giới. Tình trạng này liên quan đến các đột biến ở vùng xác định kháng quinolone của gen GyrA. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ các đột biến trên gen GyrA của vi khuẩn H. pylori ở trẻ 6-16 tuổi viêm, loét dạ dày tá tràng và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 55 bệnh nhi tuổi từ 6-16 viêm, loét dạ dày tá tràng có nhiễm H. pylori tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, giải trình tự gen để xác định các đột biến kháng levofloxacin. Kết quả: Ở bệnh nhi nhiễm H. pylori, tỷ lệ đột biến trên gen GyrA là 54,5%. Có hai vị rí phổ biến là amino acid 87 và 91, tỷ lệ đột biến đề kháng kháng sinh levofloxacin đối với các vị trí N87K, D91G,  D91Y, D91N, lần lượt là 38,2%, 7,3%, 1,8%, 1,8%. Đặc biệt có 3 đột biến mới được phát hiện có khả năng gây kháng levofloxacin là A88V, K133N và A134P với cùng tỷ lệ (1,8%). Không có mối liên quan ý nghĩa thống kê giữ đột biến gen kháng Levofloxacin với giới tính, hình ảnh nội soi và tiền sử điều trị H. Pylori. Kết luận: Nghiên cứu đã xác định được tỷ lệ các đột biến kháng thuốc và các dạng đột biến đề kháng kháng sinh levofloxacin của vi khuẩn H. pylori. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy rằng đột biến trên gen GyrA không liên quan đến kiểu hình đề kháng levofloxacin.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jones L.N., Koletzko S., Goodman K., et al. Joint ESPGHAN/NASPGHAN guidelines for the management of Helicoabcter pylori in children and adolescents. Journal Peadiatric Gastroenterology nutrition. 2017. 64 (6), 991-1003, doi: 10.1097/MPG.0000000000001594.
2. Quach DT, Mai BH, Tran MK, et al. Vietnam Association of Gastroenterology (VNAGE) consensus on the management of Helicobacter pylori infection. Frontiers in medicine. 2022. 9, 1065045, doi:10.3389/fmed.2022.1065045.
3. Van Thieu H, Duc NM, Nghi BTD, et al. Antimicrobial Resistance and the Successful Eradication of Helicobacter pylori-Induced Gastroduodenal Ulcers in Vietnamese Children. Medical archives (Sarajevo, Bosnia and Herzegovina). 2021. 75(2), 112-115, doi:10.5455/medarh. 2021.
4. Tăng Lê Châu Ngọc, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Trọng Trí, Võ Hoàng Khoa và cộng sự. Đặc điểm đề kháng kháng sinh và đáp ứng điều trị trên trẻ viêm dạ dày do Helicobacter Pylori. Y học Thành phố Hồ Chí minh. 2018. 1-5.
5. Nguyễn Thị Hồng Nhân, Nguyễn Thị Việt Hà. Triệu chứng lâm sàng và tổn thương trên nội soi của bệnh nhân loét dạ dày tá tràng do H. pylori ở trẻ em tại bệnh viện đa khoa Saint Paul. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2020. 494(2), 202-205.
6. Zhang Y, Wen Y, Xiao Q, Zheng W, Long G, Chen B, Shu X, Jiang M. Mutations in the Antibiotic Target Genes Related to Clarithromycin, Metronidazole and Levofloxacin Resistance in Helicobacter pylori Strains from Children in China. Infect Drug Resist. 2020. 30(13), 311-322, doi: 10.2147/IDR.S235615. eCollection 2020.
7. Nguyễn Thành Nam. Nghiên cứu tình hình phát hiện vi khuẩn Helicobacter pylori trong nước bọt bằng kỹ thuật REAL-TIME PCR trên bệnh nhân viêm, loét dạ dày-tá tràng tại Bệnh viện trường đại học Y Dược Cần Thơ năm 2020-2021. Luận văn thạc sỹ xét nghiệm Y học. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2021. 88.
8. Nguyễn Văn Khoa. Ứng dụng kỹ thuật etest xác định kháng thuốc và kỹ thuật giải trình tự gen phát hiện đột biến kháng levofloxacin của vi khuẩn Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm Tiền Giang năm 2020-2021. Luận văn thạc sỹ xét nghiệm Y học. Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. 2021. 110.
9. Trần Đức Long, Nguyễn Trung Kiên, Nguyễn Thị Thu Cúc. Tình hình nhiễm Helicobacter pylori, đặc điểm lâm sàng và hình ảnh nội soi ở trẻ viêm loét dạ dày tá tràng từ 6-15 tuổi tại Bệnh viện
Nhi đồng Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2019. 19, 1-8.
10. Trần Thị Như Lê, Nguyễn Vũ Trung, Trần Ngọc Ánh. Đột biến kháng levofloxacin trên gen GyrA, gyrB của Helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm loét dạ dày - tá tràng. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2021. 150, 69-70, doi.org/10.52852/tcncyh.v150i2.727. 11. Trần Đoàn Hậu, Huỳnh Văn Trương, Trần Quốc Tường, Nguyễn Tuấn Anh, Võ Phạm Trung Hiếu.
nghiên cứu đột biến kháng clarithromycin và levofloxacin của vi khuẩn helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm dạ dày tại bệnh viện đa khoa bạc liêu và bệnh viện đa khoa thanh vũ medic bạc liêu năm 2022-2023. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2023. 61,177-178.
12. Miyachi H, Miki I, Aoyama N, et al. Primary levofloxacin resistance and GyrA/B mutations among helicobacter pylori in Japan. Helicobacter. 2006,11,243–249.
13. Miftahussurur M, Shrestha PK, Subsomwong P, Sharma RP, Yamaoka Y. Emerging Helicobacter pylori levofloxacin resistance and novel genetic mutation in Nepal. BMC Microbiol. 2016. 4,16(1), 256, doi: 10.1186/s12866-016-0873-6.
14. Garcia M, Raymond J, Garnier M, Cremniter J, Burucoa C. Distribution of spontaneous GyrA mutations in 97 fluoroquinolone-resistant Helicobacter pylori isolates collected in France. Antimicrobial Agents and Chemotherapy. 2012. 56(1), 550-551, DOI: 10.1128/aac.05243-11.
15. Đặng Ngọc Quý Huệ. Nghiên cứu tỷ lệ kháng clarithromycin, levofloxacin của Helicobacter pylori bằng Epsilometer và hiệu quả của phác đồ EBMT ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn. Luận án Tiến sĩ Y học. Trường Đại học Y Dược Huế. 2018. 213.
16. Zerbetto De Palma G, Mendiondo N, Wonaga A, Viola L, Ibarra D, Campitelli E, Salim N, Corti R, Goldman C, Catalano M. Occurrence of Mutations in the Antimicrobial Target Genes Related to Levofloxacin, Clarithromycin, and Amoxicillin Resistance in Helicobacter pylori Isolates from Buenos Aires City. Microb Drug Resist. 2017. 23(3), 351-358, doi: 10.1089/mdr.2015.0361.