CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG TÂM AN GIANG

Trương Văn Lâm1,, Tô Hồng Ánh1
1 Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là bệnh mãn tính phổ biến nhất trên toàn thế giới, không chỉ dẫn đến suy giảm chức năng phổi và chất lượng cuộc sống liên tục mà còn trở thành gánh nặng kinh tế lớn cho cá nhân, gia đình và xã hội.  Mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố nguy cơ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân đến khám tại phòng khám hô hấp - Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang trong thời gian từ 01/2023 đến 10/2023. Kết quả: Trong nghiên cứu chúng tôi, có 53 bệnh nhân, tuổi trung bình 62± 1,3, tuổi thấp nhất 40, tuổi cao nhất 86, nam chiếm 79,2%, nữ chiếm 20,8%; các yếu tố ngu cơ như tiền sử hút thuốc lá (OR = 5,2; KTC 95%: 1,311,32; P =0,02), tiếp xúc với khói bụi (OR = 2,3; KTC 95%: 1,2-8,6; P =0,04), và tiền sử lao phổi cũ (OR = 3,4; KTC 95%: 1,2-9,7; P =0,02) là các yếu tố nguy cơ mắc bệnh COPD. Kết luận: Các yếu tố như tiền sử hút thuốc lá, có tiếp xúc khói bụi thường xuyên, tiền sử lao phổi cũ là những yếu nguy cơ độc lập COPD, có ý nghĩa thống kê, p< 0,05.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Global Initiative for Obstructive Lung Disease. Global Initiative for Obstructive Lung Disease. 2022. http://www.goldcopd.com,
2. Huỳnh Đình Nghĩa và cộng sự. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện lao và bệnh phổi tỉnh Dình Dương. Tạp chí Y học TPHCM. 2013. 17(3), 190-195.
3. Adeloye D, Song P, Zhu Y. Global, regional, and national prevalence of, and risk factors for, chronic obstructive pulmonary disease (COPD) in 2019: a systematic review and modelling analysis. 2022. 10(5), 447-458.
4. Nguyễn Thị Thu Thảo và cộng sự. Tình hình, đặc điểm một số kiểu hình bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoài đợt cấp tại Bệnh viện trường Đại học Y dược Cần Thơ. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023. 39, 192-198.
5. Fujimoto K et al. Clinical analysis of chronic obstructive pulmonary disease phenotypes classified by high-resolution computed tomography. Respiratory Medicine. 2006. (11), 731-740.
6. Ngô Hoàng Khởi và cộng sự. Tình trạng dinh dưỡng và yếu tố liên quan ở người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại Bệnh viện huyện Châu Thành tỉnh Hậu Giang 2021-2022. Tạp chí Y Dược Cần Thơ. 2022. 52, 86-92.
7. Zhang J, Perret JL. Risk factors for chronic cough in adults: A systematic review and metaanalysis. Dharmage SC.Respirology. 2022. 27(1), 36-47.
8. Chen H et al. epidemiological evidence relating rísk factors to chronic obstructive pulmonary disease in China: A systematic review and meta-analysis. Plos One. 2021. 16(12), 261962-97.
9. Yang IA et al. Chronic obstructive pulmonary disease in never-smokers: risk factors, pathogenesis, and implications for prevention and treatment. Lancet Respir Med. 2022. 10(5), 497-511, doi: 10.1016/S2213-2600(21)00506-3.