KHẢO SÁT TÌNH HÌNH NHIỄM VÀ KHẢ NĂNG SINH ESBL Ở CÁC CHỦNG VI KHUẨN GRAM ÂM TẠI BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ NĂM 2022 - 2023

Danh Tiến Thành1, Nguyễn Hoàng Gia Thanh2, Trần Khánh An1, Lê Bình Phương Vy2, Nguyễn Thị Bé Hai2, Lương Quốc Bình 2, Nguyễn Thị Hải Yến2,
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Vi khuẩn gram âm là một trong những tác nhân hàng đầu gây nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn bệnh viện. Ngoài ra, một số vi khuẩn gram âm còn có khả sinh ESBL gây ra đề kháng kháng sinh. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ nhiễm và khả năng sinh ESBL của các chủng vi khuẩn gram âm tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2022-2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 187 bệnh nhân nhiễm khuẩn gram âm và có làm kháng sinh đồ tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ tháng 6/2022 đến 6/2023. Kết quả: 4 chủng vi khuẩn gram âm chiếm tỷ lệ cao nhất lần lượt là Klebsiella spp. (33,2%), Escherichia coli (27,3%), Enterobacter spp. (18,2%) và Citrobacter spp. (16,6%). Có 32,1% chủng vi khuẩn gram âm phân lập được sinh ESBL. Tỷ lệ sinh ESBL ở vi khuẩn, Enterobacter spp. là 38,2%, Escherichia coli (37,3%), Citrobacter spp. (35,5%), Klebsiella spp. (22,6%), các chủng vi khuẩn gram âm khác (33,3%). Kết luận: Klebsiella spp., Escherichia coli, Enterobacter spp. và Citrobacter spp. có tỷ lệ nhiễm cao nhất. Tỷ lệ sinh ESBL của các chủng vi khuẩn gram âm là 37,3%. Các vi khuẩn có tỷ lệ sinh ESBL cao: Enterobacter spp., Escherichia coli, Citrobacter spp., Klebsiella spp…

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Abayneh M, Worku T. Prevalence of multidrug-resistant and extended-spectrum beta-lactamase (ESBL)-producing gram-negative bacilli: A meta-analysis report in Ethiopia. Drug Target Insights. 2020. 14, 16-25, doi: 10.33393/dti.2020.2170.
2. Lương Thị Hồng Nhung, Hoàng Anh, Trần Thị Kim Hạnh, Nghiêm Xuân Quyết. Đặc điểm kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gram âm sinh enzyme beta lactamase phổ rộng phân lập được tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2028 - 2020. Tạp chí Y học. 2022. 512(2), https://doi.org/10.51298/vmj.v512i2.2313.
3. Nguyễn Xuân Quýnh và Nguyễn Đăng Mạnh. Nghiên cứu căn nguyên và tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do viêm đường mật tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tạp chí Y Dược lâm sàng 108. 2019. 14 (1), 123-129.
4. Hồng Thị Khánh Ngân và Phạm Thị Bích Phượng. Tần suất vi khuẩn sinh men beta-lactamase phổ rộng và tính đề kháng kháng sinh của chúng tại bệnh viện Bình Dân. Tạp Chí Y học Việt Nam. 2023. 528(2), 12-14, https://doi.org/10.51298/vmj.v528i2.6108.
5. Nguyễn Chí Nguyễn, Nguyễn Dương Hiển, Lê Thúy An, Nguyễn Thị Diệu Hiền, Trần Đỗ Hùng. Xác định tỷ lệ nhiễm và sự đề kháng kháng sinh của Klebsiella pneumoniae sinh carbapenemase được phân lập từ các mẫu bệnh phẩm tại Bênh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ và Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2021-2022. Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2022. 50, 164171, https://doi.org/10.58490/ctump.2022i50.139.
6. Jamali S., et al. The Phylogenetic Relatedness of blaNDM - 1 Harboring Extended - Spectrum Beta Lactamase Producing Uropathogenic Escherichia coli and Klebsiella pneumoniae in the North of Iran, Infection and Drug Resistance. 2020. 13(1), 651 - 657, doi: 10.2147/IDR.S230335.