NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH SUY TIM PHÂN SUẤT TỐNG MÁU BẢO TỒN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TÍP 2 CÓ TĂNG HUYẾT ÁP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ NĂM 2021-2022

Đào Thị Thanh Loan1,, Lưu Ngọc Trân2, Nguyễn Minh Vũ1
1 Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ
2 Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Suy tim phân suất tống máu bảo tồn chiếm 50% trong số các bệnh nhân suy tim, ảnh hưởng nặng nề lên sinh hoạt người bệnh. Đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp sẽ làm tăng nguy cơ tiến triển suy tim cao gấp 3-5 lần. Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỷ lệ suy tim phân suất tống máu bảo tồn và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ 4/2021-4/2022. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 99 bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ từ 4/2021-4/2022. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp mắc suy tim phân suất tống máu bảo tồn là 44,4%, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn nam giới (64,7% so với 35,3%). Bệnh nhân suy tim phân suất tống máu bảo tồn có tuổi trung bình là 70,8 ± 10,6; đa số tuổi cao (chiếm 81,8%).Tình trạng suy tim phân suất tống máu bảo tồn xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp liên quan đáng kể thừa cân- béo phì, bệnh tim thiếu máu cục bộ (OR lần lượt là:1,65;2,83; p<0,05). Thời gian phát hiện đái tháo đường trên 10 năm cũng liên quan đến tần suất suy tim phân suất tống máu bảo tồn (OR:5,58; p<0,05). Tương tự, hình thái (dãn nhĩ trái) và/hoặc rối loạn chức năng tâm trương thất trái trên siêu âm Doppler tim, Doppler mô cơ tim cũng là các yếu tố liên quan (OR lần lượt là 3,2;6,3;p<0,05). Kết luận: Suy tim phân suất tống máu bảo tồn thường gặp ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 44,4%. Các yếu tố nguy cơ tim mạch, bệnh đồng mắc như thừa cân béo phì, bệnh tim thiếu máu cục bộ là các yếu tố liên quan. Thời gian mắc đái tháo đường trên 10 năm làm tăng nguy cơ suy tim phân suất tống máu bảo tồn gấp 5,58 lần.  

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thy Khuê (2017), “Chẩn đoán, phân loại và sinh lý bệnh của đái tháo đường típ 1 và đái tháo đường típ 2”, Sổ tay lâm sàng nội tiết, Nhà xuất bản Y học thành phố Hồ Chí Minh, tr.7-16.
2. Liêu Trường Khánh (2017), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tỷ lệ rối loạn chức năng tâm trương thất trái ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ”, Luận văn Thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
3. Trần Thị Trúc Linh (2016), “Nghiên cứu mối liên quan giữa biểu hiện tim với mục tiêu theo khuyến cáo ESC- EASD ở bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có tăng huyết áp”, Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế.
4. Nguyễn Quang Tuấn (2019), “Điều trị tăng huyết áp ở bệnh nhân có bệnh lý đi kèm”, Tiếp cận toàn diện về chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr.139-141.
5. American Diabetes Association (2021), “Standards of Medical Care in Diabetes - Abridged for primary Care Providers”, Clin Diabetes, 36(1), pp.14-37.
6. Berezin AA, Fushtey IM, Berezin AE (2022), “Discriminative Utility of Apelin-to-NT-ProBrain Natriuretic Peptide Ratio for Heart Failure with Preserved Ejection Fraction among Type 2 Diabetes Mellitus Patients”, Journal of Cardiovascular Development and Disease, 9, pp.23.
7. ESC Guidelines on diabetes, pre-diabetes and cardiovascular diseases developed in collaboration with the EASD (2019), European Heart Journal, 41,pp.255-323.
8. ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure (2021), European Heart Journal, 41, pp.32-33.
9. Jap J, Tay WT, MAppStat, Et al (2019), “Association of Diabetes Mellitus on Cardiac Remodeling, Quality of life, and Clinical outcomes in Heart failure with reduced and preserved ejection fraction”, Journal of the American Heart Association, 8, pp.e013114.
10. Lejeune S, Roy C, Slimani A, et al. (2021), “Diabetic phenotype and prognosis of patients with heart failure and preserved ejection fraction in a real life cohort”, Cardiovas Diabetrol, 2(1), pp.1242-1245.
11. McHugh K, Adam D, DeVore (2019), “Heart failure and preserved ejection fraction and Diabetes”, Journal of the American college of cardiology, 73(5), pp.602-611.
12. Mochizuki Y, Tanaka H, Matsumoto K, et al. (2015), “Clinical features of subclinical left ventricular systolic dysfunction in patients with diabetes mellitus”, Cardiovascular Diabetology, 14(37), pp.0201-0208.