ĐỘNG LỰC VÀ RÀO CẢN TRONG HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

Trần Đức Long1, Trần Thái Thanh Tâm1, Lê Thị Gái2, Nguyễn An Khương3, Trần Văn Đệ4, Trần Thị Như Lê5,
1 Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ
2 Trường Đại Học y dược Cần Thơ
3 Bệnh viện Phụ sản Thành phố Cần Thơ
4 Trường Đại Học Y Dược cần Thơ
5 Trường Đại Học Y dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tích cực tham gia nghiên cứu khoa học (NCKH) là rất cần thiết, đặc biệt là sinh viên đại học để có thể  sáng tạo, tăng kiến thức mới và tạo sản phẩm mới phục vụ cho sự phát triển của xã hội. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả động lực và rào cản trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Y Dược Cần Thơ. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được thực hiện ở 3239 sinh viên tại trường Đại học Y Dược Cần Thơ từ 10-12/2022 thông qua công cụ Google Forms. Động lực NCKH của sinh viên bao gồm 9  khía cạnh và phân theo 3 bậc của Likert (không đồng ý, bình thường và đồng ý). Rào cản của sinh viên bao gồm các khía cạnh của rào cản cá nhân và rào cản hệ thống. Kết quả: Động lực thúc đẩy sinh viên tham gia NCKH: 79,9% là có hội phát triển nghề nghiệp, 77,9% phát triển kỹ năng NCKH, 76,9% phát huy kỹ năng làm việc nhóm, 73,2% tăng có hội trúng tuyển sau đại học, 72,6% tăng năng lực bản thân. Rào cản ảnh hưởng tới việc tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên: rào cản cá nhân (kỹ năng, kiến thức chiếm 62,3%), rào cản cơ chế hệ thống (thiếu định hướng và đào tạo nghiên cứu chiếm 56,9%). Kết luận: Để tăng cường hoạt động NCKH trong sinh viên nhà Trường cần có cách quảng bá tốt các khoá học ngắn hạn, các buổi hội thảo và chuyên để cung cấp kiến thức cũng như đưa ra định hướng trong NCKH cho sinh viên đặc biệt là năm thứ 1 và thứ 2.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. OECD. Frascati manual 2015: Guidelines for collecting and reporting data on research and experimental development, oecd Publishing. 2015. DOI: http://dx.doi.org/10.1787/9789264239012-en.
2. Zvi G. Patent Statistics as Economic Indicators: A Survey, Part II, National Bureau of Economic Research. 1990. https://www.jstor.org/stable/2727442.
3. Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Báo cáo tổng kết công tác năm hoc 2018-2019 và phương hướng năm học 2019-2020. 2019.
4. Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Báo cáo tổng kết công tác năm hoc 2019-2020 và phương hướng năm học 2020-2021. 2020.
5. Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Báo cáo tổng kết công tác năm hoc 2020-2021 và phương hướng năm học 2021-2022. 2021.
6. Trường Đại học Y dược Cần Thơ. Báo cáo tổng kết công tác năm hoc 2021-2022 và phương hướng năm học 2022-2023. 2022.
7. Lê Thị Nhân Duyên, Huỳnh Thanh Đạt, Lê Thị Cẩm Tú và cộng sự. Khảo sát mức độ yêu thích nghiên cứu khoa học và các yếu tố liên quan của sinh viên trường Đại học Y Dược Cần Thơ năm 2019, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2023 . (26), 165-172.
8. Trần Bảo Đại, Nguyễn Hà Phúc Tâm, Nguyễn Văn Pol và cộng sự. Thái độ và rào cản đối với việc thực hiện nghiên cứu khoa học của sinh viên Y đa khoa tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2022, Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 531(1). https://doi.org/10.51298/vmj.v531i1.6962.
9. Nguyễn Hà Phúc Tâm, Nguyễn Văn Pol, Võ Quang Trung. Thực hiện nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành dược tại thành phố Hồ Chí Minh: nghiên cứu về thái độ và rào cản, Tạp chí Y học Việt Nam. 2023. 531(S1). https://doi.org/10.51298/vmj.v531i1.6946 .
10. Nguyễn Thị Xuân Huỳnh, Nguyễn Thị Hạnh, Đào Thị Yến Linh và công sự. Nghiên cứu thái độ của sinh viên điều dưỡng đối với nghiên cứu khoa học và các yếu tố liên quan, Tạp chí Y Dược học Cần Thơ. 2022. (49), 119-126. https://doi.org/10.58490/ctump.2022i49.224.
11. Tran Van De, Duy Toan Pham, Hien Thu Thi Nguyen, et al. Involvement of pharmacy students in scientific research activities in Vietnam, Currents in Pharmacy Teaching and Learning. 2022. 14(6),. 737-746. doi: 10.1016/j.cptl.2022.06.004.
12. Ana S., Patrício Costa, Mónica Gonçalves, et al. Individual characteristics and student’s engagement in scientific research: a cross-sectional study, BMC medical education. 2012. 12, 1-9. https://doi.org/10.1186/1472-6920-12-95.
13. Trần Thị Hồng và Phạm Hải Yến. Các yếu tố ảnh hưởng tới động lực nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Khoa học, Đại học Thái Nguyên, Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp. 2023. (26), 59-67. https://doi.org/10.52714/dthu.26.6.2017.473.
14. Nông Thị Như Mai và Hà Đức Sơn. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên–Nghiên cứu trường hợp Đại học Tài chính-Marketing, Tạp chí Nghiên cứu Tài chính-Marketing. 2019. (49), 13-24. https://doi.org/10.52932/jfm.vi49.92.
15. Jonathan H. Factors affecting student achievement in science: a study of teacher beliefs, Memorial University of Newfoundland. 2010. URL: http://research.library.mun.ca/id/eprint/8734.
16. Tarek Tawfik A., Feroze Kaliyadan, Essa Abdulatheem Al Qattan, et al. Knowledge, attitudes and barriers related to participation of medical students in research in three Arab Universities, Educ Med J. 2012. 4(1), 47-55. doi: 10.5959/eimj.v4i1.7.
17. Tarek T., Tareq Al Saadi, Mahmoud Alkhatib, et al. Attitudes, barriers, and practices toward research and publication among medical students at the University of Damascus, Syria, Avicenna journal of medicine. 2018. 8(01), 24-33. doi: 10.4103/ajm.AJM_116_17.
18. Darko H., Ivan Krešimir Lukić, Ana Marušić, et al. Teaching research methodology in medical schools: students' attitudes towards and knowledge about science, Medical education. 2004. 38(1), 81-86. DOI: 10.1111/j.1365-2923.2004.01735.x 81-86.